Trong những ngày vừa qua, lo ngại đại dịch Covid-19 lan rộng, tình trạng người dân đến chợ tranh mua thực phẩm đã diễn ra ở nhiều chợ từ thành phố đến các chợ nông thôn Phú Yên. Có chợ mới 7h sáng hết thực phẩm và 9 giờ chợ đã hết người mua bán. Sở Công thương Phú Yên khuyến cáo nguồn cung đầy đủ, người dân không nên lo lắng, mua thực phẩm đủ dùng.
Là một tỉnh dân số đông, thị trường tiêu thụ rộng lớn, tỉnh Thanh Hóa thường xuyên phải nhập một sản lượng hàng hóa lớn từ tỉnh ngoài. Mặc dù, công tác quản lý về nguồn gốc xuất xứ, chất lượng hàng hóa đã có những chuyển biến tích cực, tuy nhiên, vẫn chưa đạt mục tiêu đề ra.
Trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu hiện nay, mạng lưới chợ đã bước đầu đáp ứng nhu cầu mua sắm, tiêu dùng hàng ngày của người dân. Tuy nhiên, do hình thành lâu đời nên mạng lưới chợ truyền thống vẫn tồn tại một số hạn chế, dẫn đến việc kinh doanh của tiểu thương đang gặp không ít khó khăn.
Xây dựng và phát triển sàn giao dịch thương mại điện tử (TMĐT); hỗ trợ hoàn thiện thương hiệu; kết nối, mở rộng hệ thống phân phối hàng hóa… là những hoạt động đang được Sở Công thương Hà Tĩnh tập trung đẩy mạnh, góp phần tạo thị trường ổn định cho sản phẩm “made in Hà Tĩnh”.
Một trong những biện pháp của Bộ Công Thương Việt Nam trong việc hỗ trợ đầu ra cho nông sản xuất khẩu gặp khó khăn do dịch Covid-19 là yêu cầu toàn bộ hệ thống Thương vụ tại nước ngoài tổ chức ngay các hoạt động tìm kiếm, kết nối khách hàng mới để chuyển hướng tiêu thụ nông - thủy sản, đặc biệt là trái cây.