Sau hơn 5 năm thực hiện chuyển đổi mô hình quản lý chợ, đến nay, tỉnh Hà Tĩnh đã có 119/127 chợ được chuyển đổi, đạt 94% kế hoạch đề ra. Tuy nhiên, xã hội hóa nguồn vốn đầu tư xây dựng chợ vẫn đang là những "nút thắt" khiến phát triển hạ tầng thương mại nông thôn (tiêu chí số 7) gặp nhiều khó khăn.
Đến 11 giờ trưa 6-2, toàn cầu đã có gần 1.200 người khỏi bệnh. Sở Công Thương TP.HCM vừa phối hợp với Sở Y tế xác định năm nhóm bắt buộc sử dụng khẩu trang hằng ngày. Với nhu cầu sử dụng bình quân ba cái khẩu trang y tế/ngày/người thì các đối tượng ưu tiên cần hơn 966.000 cái mỗi ngày.
"Sáng nào các quầy rau cũng đầy ắp nhưng chỉ 3 tiếng là hết rồi, nấm với rau đều vậy, ai cũng mua đầy một giỏ hàng làm sao mà còn được", nhân viên siêu thị nói.
Đêm là thời điểm những người mưu sinh tại các khu chợ đầu mối tất bật bắt đầu công việc. Điều kiện môi trường làm việc nặng nhọc và luôn đông đúc người qua lại tiềm ẩn nguy cơ bị lây nhiễm virus Corona cao. Trong nỗi lo dịch virus Corona, mỗi người lao động ở chợ đêm lại có cách phòng tránh dịch cho riêng mình.
Thành phố Vinh (Nghệ An) tổ chức xây dựng phố đêm, cho dân mở hơn 100 gian hàng giữa lòng đường Cao Thắng để kinh doanh, buôn bán. Ngân sách đã chi hơn 7 tỉ đồng vào dự án này nhưng không hiệu quả.