Ở những vùng nông thôn, chợ truyền thống vẫn là nơi buôn bán chủ yếu bởi nhiều lý do như: thói quen tiêu dùng của người dân, không gian rộng rãi “thuận mua vừa bán”, những đặc tính riêng biệt về văn hóa…
Nhắc đến vùng đất Tây Ðô, không thể không nhắc tới chợ nổi Cái Răng. Tên Cái Răng đã có từ lâu mà chưa được giải thích cặn kẽ ngọn nguồn. Có giai thoại rằng hồi vùng đất này còn đang được khẩn hoang, có con cá sấu rất lớn dạt vào đây. Răng của nó cắm vào miếng đất mom sông nên thành tên gọi Cái Răng
Chợ từ xa xưa đã là một khái niệm rất thân thuộc với người Việt bởi đó là nơi chứa đựng bức tranh kinh tế, văn hóa của một vùng đất. Trải qua thời gian, chợ và văn hóa chợ đã chịu không ít tác động, biến đổi, song vẫn giữ được nhiều bản sắc văn hóa của mỗi làng quê.
Ngược thời gian về những năm trước 1975, người di cư tứ xứ đến Sài Gòn lý giải: Chợ gắn với đời sống, văn hóa của họ dù tha phương cầu thực. Họ lập chợ vì nhớ những món mang hồn cốt, hào khí quê hương một thuở.