Thương mại điện tử Việt Nam đạt 52 tỷ USD

Thứ ba - 20/04/2021 04:47
Trong bối cảnh Covid-19 khiến hầu hết các lĩnh vực kinh tế chịu tác động tiêu cực từ đại dịch Covid-19, thương mại điện tử Việt Nam đi ngược xu thế, với mức tăng trưởng cao nhất khu vực Đông Nam Á. Trong Diễn đàn toàn cảnh thương mại điện tử Việt Nam 2021 do Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam tổ chức ngày 20/4, tại Hà Nội, các chuyên gia khẳng định, “Năm 2020, trong bối cảnh hầu hết các lĩnh vực kinh tế chịu tác động tiêu cực từ đại dịch Covid-19, thương mại điện tử Việt Nam đi ngược xu thế, với mức tăng trường cao nhất khu vực Đông Nam Á”.
IMG 7103
IMG 7103

Tháng 4/2020 ngay sau khi đại dịch Covid-19 tạm lắng, Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam đã tiến hành khảo sát nhanh hơn 5.000 doanh nghiệp về tác động của đại dịch và công bố báo cáo “Thương mại điện tử tăng tốc sau Covid-19”. 

file 1374 1597347323


Báo cáo nhận định dịch Covid-19 nhanh chóng làm thay đổi thói quen tiêu dùng và mua sắm. Người tiêu dùng tiến hành mua sắm trực tuyến nhiều hơn. Trong giai đoạn cách ly cao điểm từ tháng Hai đến tháng Tư 2020, kênh mua sắm này trở thành kênh duy nhất để tiếp cận một số hàng hoá và dịch vụ. Điểm nổi bật là trong khủng hoảng doanh nghiệp trở nên năng động hơn trong việc ứng dụng công nghệ thông tin. Các doanh nghiệp nhanh chóng thay đổi bộ máy tổ chức và hoạt động kinh doanh của mình. Nhiều doanh nghiệp đã đẩy mạnh chuyển đổi số, đào tạo nguồn nhân lực, khai thác tốt các nền tảng trực tuyến trong điều hành nội bộ và kết nối với khách hàng. Kết quả khảo sát nhanh vào tháng Năm sau đó củng cố nhận định này.

Theo đánh giá của Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam (VECOM) tại Diễn đàn Toàn cảnh Thương mại điện tử Việt Nam diễn ra vào 20/4, thị trường thương mại điện tử Việt Nam đang có những bước tăng trưởng ấn tượng. Ước tính chung năm 2020, thương mại điện tử Việt Nam tăng trưởng khoảng 15% và đạt quy mô khoảng 13,2 tỷ USD.

Báo cáo chỉ số thương mại điện tử Việt Nam 2021 cho biết tốc độ tăng trưởng trung bình của thương mại điện tử giai đoạn 2016-2019 hoảng 30%. Quy mô thương mại điện tử bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng tăng từ 4 tỷ USD năm 2015 lên khoảng 11,5 tỷ USD năm 2019. Báo cáo dự đoán tốc độ tăng trưởng của năm 2020 tiếp tục duy trì ở mức trên 30% và đạt quy mô 15 tỷ USD.

VECOM cũng dẫn báo cáo Thương mại điện tử Đông Nam Á 2020 của Google, Temasek và Bain & Company, thương mại điện tử Việt Nam năm 2020 tăng 16% và đạt quy mô trên 14 tỷ USD. Dự đoán tốc độ tăng trưởng trung bình giai đoạn 2020-2025 là 29% và tới năm 2025 quy mô thương mại điện tử nước ta đạt 52 tỷ USD.

Theo ông Nguyễn Bình Minh, Ủy viên Ban chấp hành VECOM đánh giá quy mô thị trường thương mại điện tử Việt Nam hiện nay vẫn đang tập trung ở hai trung tâm kinh tế lớn nhất là Hà Nội và TP.HCM. Xu hướng hiện nay và nhất là trong bối cảnh dịch bệnh còn diễn biến phức tạp thì thương mại điện tử sẽ ngày càng phát triển mạnh mẽ và được coi là lĩnh vực sôi động nhất trong thị trường kinh tế số Việt Nam.

"Người ta xài nhiều hơn vào hàng hiệu, hàng giá trị cao hay tiết kiệm để mua sắm thiết yếu hơn đều là cơ hội cho nhà bán lẻ", lãnh đạo VECOM nhìn nhận về thị trường thương mại điện tử sắp tới.

Đồng quan điểm trên, ở góc độ đội ngũ vận hành một trang thương mại điện tử quy mô lớn trên thế giới, ông Trịnh Khắc Toàn, đại diện Amazon Global Selling Việt Nam cho biết tỷ trọng thương mại điện tử đang tăng mạnh. "5 năm qua tăng trưởng của doanh số bán lẻ trên nền tảng thương mại điện tử thế giới tăng lên 22%, dự báo năm 2021 mức độ tăng trưởng hơn 20%", ông cho biết.

Thực tế, ngày càng có nhiều doanh nghiệp Việt Nam đưa hàng hóa lên sàn thương mại điện tử Amazon để kết nối với các nhà phân phối và tiếp cận 300 triệu người tiêu dùng khắp thế giới.

Kết quả khảo sát nhanh của VECOM vào tháng 5/2020 tiếp tục được củng cố cho cả năm 2020 và đầu năm 2021, cho biết một mặt các doanh nghiệp đã năng động, thích nghi và quan tâm hơn tới kinh doanh trực tuyến, mặt khác cộng đồng người tiêu dùng mua sắm trực tuyến tăng nhanh.

Theo VECOM, năm 2020 dịch vụ tiếp thị số tăng trưởng chững lại một chút nhưng vẫn ở mức cao. Doanh số của lĩnh vực này năm 2010 khoảng 26 triệu USD, năm 2015 tăng lên 329 triệu USD. Theo báo cáo xu hướng tiếp thị số Việt Nam 2021, doanh số tiếp thị số năm 2019 là 716 triệu USD và dù gặp đại dịch Covid-19 nhưng con số này năm 2020 vẫn đạt 820 triệu USD và dự đoán năm 2021 sẽ tiền tới con số 1 tỷ USD.

Liên quan tới bán lẻ hàng hóa trực tuyến, theo khảo sát của VECOM, sản lượng bưu gửi qua dịch vụ chuyển phát năm 2020 tăng 47%. Những doanh nghiệp chuyển phát hàng đầu có mức tăng trưởng bưu gửi từ 30% tới 60%. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng doanh thu từ dịch vụ chuyển phát thấp hơn so với tốc độ tăng sản lượng.

Về hạ tầng, Hà Nội, TP HCM đang có tốc độ phát triển hạ tầng hỗ trợ tốt nhất cho hoạt động Thương mại điện tử. Đây cũng là những địa phương có chỉ số giao dịch thương mại điện tử ở Top đầu. Các chuyên gia cũng khẳng định, vẫn còn những khoảng trống trong các quy phạm pháp luật, cơ quan chức năng cần tiếp tục hoàn thiện trong thời gian tới để hỗ trợ thương mại điện tử Việt Nam vượt qua thử thách giai đoạn số hóa, tiếp tục thành công hơn nữa, đóng góp vào tăng trưởng chung./.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Thành viên liên kết
HTX Tư vấn thiết kế và xây dựng Việt Nam
bcsmart
Liên hiệp HTX Ocop Việt Nam
GMG
ocopshop
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây