Ninh Bình: Chú trọng phát triển hệ thống hạ tầng thương mại nông thôn

Chủ nhật - 15/12/2019 21:03
Hiện thực hóa tiêu chí số 7 của Bộ Công Thương về hoàn thiện hạ tầng thương mại nông thôn đáp ứng các tiêu chí về xây dựng nông thôn mới, thời gian qua, Sở Công Thương tỉnh Ninh Bình đã nỗ lực xây dựng hệ thống thương mại nông thôn hoàn chỉnh, hiện đại, ngày càng đáp ứng tốt nhu cầu mua sắm của người tiêu dùng.
Chợ Rồng Ninh Bình không chỉ là một khu chợ nổi tiếng mà còn là điểm du lịch hấp dẫn
Chợ Rồng Ninh Bình không chỉ là một khu chợ nổi tiếng mà còn là điểm du lịch hấp dẫn
Sở Công Thương tỉnh Ninh Bình đã ban hành các văn bản để thực hiện tiêu chí 7 về chợ trong bộ tiêu chí quốc gia xây dựng nông thôn mới; đồng thời phối hợp với các cấp, các ngành liên quan triển khai công tác an toàn thực phẩm tại các chợ trên địa bàn, nhất là công tác thiết kế chợ cho phù hợp quy định và thói quen tiêu dùng của người dân nông thôn, bố trí quầy hàng trong chợ, công tác đảm bảo an toàn vệ sinh, phòng chống cháy nổ…

Từ năm 2010 đến nay, Ninh Bình đã có 61/85 chợ đạt tiêu chí nông thôn mới chiếm 71,8% tổng số chợ nông thôn trên địa bàn tỉnh. Hầu hết các chợ được đầu tư xây mới, cải tạo, nâng cấp với tổng số vốn là khoảng 110 tỷ đồng bằng nguồn trái phiếu chính phủ, ngân sách tỉnh, ngân sách huyện và các nguồn vốn khác. Riêng năm 2017, toàn tỉnh có 19 xã đăng ký đạt chuẩn nông thôn mới thì có 05 chợ được hỗ trợ đầu tư nâng cấp, cải tạo, xây mới với tổng mức đầu tư trên 6 tỷ đồng (Ngân sách tỉnh hỗ trợ 5,5 tỷ đồng; còn lại được huy động từ các nguồn vốn khác).

Sở Công Thương Ninh Bình đã đẩy mạnh tuyên tuyền về công tác xã hội hóa đầu tư đi đôi với đổi mới hình thức quản lý chợ, tích cực hướng dẫn, tạo điều kiện cho các thương nhân có nhu cầu đầu tư, quản lý khai thác chợ được khảo sát, tiếp cận với các chợ có khả năng khai thác cao để lập dự án đầu tư. Đến nay, Quỹ đầu tư và phát triển tỉnh đã được UBND tỉnh phê duyệt đầu tư chợ Khánh Nhạc (xã Khánh Nhạc) và chợ Bút (xã Yên Mạc), một số doanh nghiệp tư nhân đã hoàn thành đầu tư xây dựng chợ Dầu (xã Khánh Hòa), chợ Na (xã Gia Lâm), chợ Liên Phương (xã Yên Nhân), chợ Ninh Mỹ (xã Ninh Mỹ)…

Sở cũng lồng ghép nguồn trong chương trình xúc tiến thương mại để hỗ trợ cho một số chợ nông thôn trên địa bàn tỉnh xây dựng các hạng mục đảm bảo an toàn thực phẩm. Đến nay đã hỗ trợ đầu tư cho 2 chợ, tổng số vốn hỗ trợ là 221 triệu đồng. Thực tế cho thấy, trong những năm vừa qua, với việc tích cực triển khai các giải pháp đồng bộ nhằm tăng cường nguồn lực đầu tư xây dựng nông thôn mới nói chung và đầu tư hoàn thiện hệ thống chợ nông thôn tại các địa phương trong tỉnh nói riêng đã và đang phát huy hiệu quả rõ rệt. Hầu hết các địa phương sau khi được hỗ trợ vốn đầu tư xây dựng chợ nông thôn đều làm tốt công tác quản lý, điều hành hoạt động của các hộ kinh doanh, tiểu thương, từ đó thúc đẩy quá trình giao thương, trao đổi hàng hóa, đẩy mạnh sản xuất kinh doanh, làm thay đổi rõ rệt diện mạo tại khu vực nông thôn.

Mặc dù đã đạt được những kết quả tích cực, nhưng thực tế trong quá trình triển khai thực hiện Tiêu chí cơ sở hạ tầng thương mại nông thôn, vẫn cho thấy một số hạn chế nhất định như: Nguồn vốn hỗ trợ của Trung ương và địa phương đầu tư cho các xã xây dựng chợ nông thôn còn hạn hẹp và chỉ đầu tư cho một số hạng mục công trình nên việc xây dựng chợ tại các xã còn gặp nhiều khó khăn. Công tác xã hội hóa, huy động các thành phần kinh tế đầu tư xây dựng chợ nông thôn còn nhiều khó khăn do đầu tư vào các chợ nông thôn vùng sâu, vùng xa khó có khả năng thu hồi vốn. Bên cạnh đó, chợ nông thôn sau khi xây xong đòi hỏi phải phát huy tối đa hiệu quả, công năng nhằm đáp ứng nhu cầu thiết thực của người dân và đẩy nhanh quá trình xây dựng nông thôn mới của từng địa phương.
 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Thành viên liên kết
HTX Tư vấn thiết kế và xây dựng Việt Nam
bcsmart
Liên hiệp HTX Ocop Việt Nam
GMG
ocopshop
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây