Hải Dương trước cơ hội đưa vải thiều sang Nhật

Thứ hai - 23/12/2019 04:15
Trước thông tin Nhật Bản mở cửa cho quả vải thiều Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Nhật, những ngày qua, người trồng vải ở Hải Dương rất vui mừng, phấn khởi.
Vải thiều Thanh Hà, Hải Dương.
Vải thiều Thanh Hà, Hải Dương.
Ngành nông nghiệp Hải Dương mong muốn Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn sớm có hướng dẫn để các địa phương chủ động đón bắt cơ hội này, nâng giá trị quả vải thiều, mang lại thu nhập cao cho người nông dân.

Huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương - vùng đất được mệnh danh là thủ phủ của quả vải thiều Hải Dương hiện có khoảng 4.000 ha vải. Niên vụ 2019, sản lượng vải của Thanh Hà đạt 17.800 tấn.

Xã Thanh Thủy, huyện Thanh Hà có 342 ha vải; trong đó, 85ha vải sớm. Nếu điều kiện thời tiết thuận lợi, năng suất vải trung bình đạt khoảng 11 tấn/ha, cho lợi nhuận 150-160 triệu/ha.

Cây vải được xác định là cây ăn quả chủ lực mang lại hiệu quả kinh tế cao của xã. Đại diện lãnh đạo địa phương cho biết, khi có thông tin Nhật Bản cho phép nhập khẩu vải thiều Việt Nam, Ủy ban Nhân dân xã đã chỉ đạo hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp của xã thông báo cho các hộ sản xuất vải phải đảm bảo tiến trình chăm sóc theo chuẩn VietGAP.

Theo ông Nguyễn Đức Tuấn, Bí thư huyện ủy Thanh Hà, ngay từ đầu năm, huyện đã chỉ đạo cơ quan chuyên môn đôn đốc, hướng dẫn nông dân thực hiện nghiêm ngặt quy trình sản xuất đảm bảo vải sạch theo tiêu chuẩn VietGAP và Global GAP để đáp ứng được yêu cầu các thị trường, đặc biệt là các thị trường xuất khẩu.

Song song với đó, huyện cũng đã có kế hoạch tổ chức gặp gỡ và ký kết với các doanh nghiệp xuất khẩu nhằm tạo một kênh thuận lợi để đưa quả vải sang các thị trường, đặc biệt là thị trường khó tính.

Tuy nhiên, bên cạnh niềm vui thị trường xuất khẩu cho quả vải được mở rộng, cơ quan quản lý và chính quyền địa phương còn không ít băn khoăn bởi với mỗi thị trường mới, đặc biệt là những thị trường khó tính, từng thị trường lại có yêu cầu riêng đối với quả vải xuất khẩu.

Hiện tỉnh Hải Dương có khoảng 10.000ha vải, tập trung ở huyện Thanh Hà và thành phố Chí Linh; trong đó, trên 300ha vải được chứng nhận VietGAP và trên 80% diện tích vải Hải Dương được sản xuất theo quy trình VietGAP.

Đặc biệt, toàn tỉnh đã có 13 vùng trồng với diện tích gần 132ha vải được cấp mã số đủ điều kiện xuất khẩu vải đi các thị trường Mỹ, Australia, EU.
 
5e7402c68eb8158bd7f38e9d12310ced tr 8
Nông dân đang thu hoạch vải.

Những năm gần đây, có khoảng 10% sản lượng vải đi các thị trường khó tính như Anh, Pháp, Australia, Hàn Quốc và thậm chí đã xuất khẩu vải cấp đông sang thị trường Nhật.

Đại diện lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hải Dương đánh giá, Nhật Bản là một thị trường lớn, việc mới đây, Nhật thông tin mở cửa cho quả vải tươi là cơ hội cho quả vải nâng cao giá trị.

Để tránh tình trạng được mùa, rớt giá tái diễn ở vụ vải năm 2020, ngành nông nghiệp Hải Dương cũng chủ động phối hợp với các địa phương và các sở ngành liên quan lên phương án xúc tiến thương mại, quảng bá, tiêu thụ vải như: tổ chức lễ hội vải thiều Thanh Hà, mời các doanh nghiệp về địa phương kết nối tiêu thụ, tạo điều kiện thuận lợi và có chính sách hỗ trợ cho cá thành phần kinh tế tham gia vào quá trình thu mua, bảo quản, chế biến, tiêu thụ nông sản.

Ngành cũng đề nghị Bộ Công Thương có các biện pháp hỗ trợ địa phương xúc tiến thương mại cho quả vải, ngăn chặn các thông tin thất thiệt ảnh hưởng tới việc tiêu thụ sản phẩm…

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Thành viên liên kết
HTX Tư vấn thiết kế và xây dựng Việt Nam
bcsmart
Liên hiệp HTX Ocop Việt Nam
GMG
ocopshop
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây