Thanh Hóa: Nỗ lực ổn định thị trường hàng hóa thiết yếu

Thứ hai - 04/05/2020 22:10
Tại Thanh Hóa, trước ảnh hưởng tác động của dịch bệnh COVID-19, đã luôn xác định nông nghiệp là điểm tựa của nền kinh tế, đồng thời là ngành sản xuất cung ứng hàng hóa thiết yếu, bảo đảm an ninh lương thực và thực phẩm cho người dân trên địa bàn. Do đó, song hành cùng các giải pháp kiểm soát dịch, hiện các huyện tại Thanh Hóa đang nỗ lực chăm sóc lúa và các loại hoa màu, tái đàn lợn sau dịch tả châu Phi, bảo đảm tiêm phòng cho gia súc, gia cầm. Thanh Hóa cũng có phương án vận động các doanh nghiệp sản xuất, cung ứng lương thực, thực phẩm lớn trong tỉnh ưu tiên cung ứng thị trường nội tỉnh.
THANH HOA 0505
THANH HOA 0505

Sở Công Thương Thanh Hóa đã chỉ đạo các siêu thị trên địa bàn xây dựng và tăng cường nguồn cung hàng hóa, nhất là các mặt hàng thuộc 11 nhóm hàng tiêu dùng thiết yếu, bảo đảm đáp ứng đủ nhu cầu của người dân. Đề xuất cho doanh nghiệp vay vốn với lãi suất ưu đãi 0% để dự trữ hàng hóa thiết yếu. Đồng thời, phối hợp với các huyện, thị xã, thành phố bám sát tình hình thị trường, trực tiếp kiểm tra đôn đốc các doanh nghiệp phân phối trên địa bàn triển khai các phương án bảo đảm nguồn cung hàng hóa, giữ ổn định tâm lý thị trường. Hướng dẫn, đôn đốc, kiểm soát hoạt động của các chợ, siêu thị, trung tâm thương mại và các cơ sở bán lẻ hàng hóa nhu yếu phẩm đáp ứng nhu cầu của người dân nhưng phải bảo đảm thực hiện nghiêm túc các biện pháp phòng, chống dịch bệnh theo khuyến cáo của ngành y tế.
Thực hiện chỉ đạo của Bộ Công Thương, Sở Công Thương cũng đã xây dựng dự thảo kịch bản ứng phó phù hợp với từng cấp độ, nhằm thích ứng với tình hình thực tế khi dịch bệnh có diễn biến phức tạp và đang trình UBND tỉnh xem xét.

Ông Lữ Minh Thư, Phó Giám đốc Sở Công Thương, cho biết: Trong thời gian qua, tại một số thời điểm khi có diễn biến phức tạp về tình hình dịch bệnh, xảy ra hiện tượng khan hiếm hàng hóa cục bộ do người dân mua hàng hóa dự trữ. Tuy nhiên, Sở Công Thương đã kịp thời triển khai các phương án đã được chuẩn bị, yêu cầu các siêu thị, các doanh nghiệp kinh doanh lương thực, thực phẩm đưa hàng hóa dự trữ ra thị trường. Đồng thời, làm việc với các nhà phân phối về việc sản xuất, cung ứng hàng hóa 11 nhóm hàng hóa thiết yếu với giá bình ổn. Hướng dẫn người dân các hình thức mua sắm hàng hóa hiện đại, tiện lợi trong bối cảnh dịch bệnh để hạn chế việc tiếp xúc trực tiếp. Do đó, hiện thị trường hàng hóa trên địa bàn tỉnh bình ổn, chưa có hiện tượng đầu cơ, găm hàng và tăng giá đột biến.

Cùng với những giải pháp ổn định nguồn cung và điều tiết hàng hóa, trong thời gian qua, các lực lượng chức năng trên địa bàn cũng tăng cường kiểm soát, ký cam kết bình ổn thị trường giá cả, xử lý các hành vi vi phạm. Cục Quản lý thị trường tỉnh đã tăng cường giám sát địa bàn, quản lý chặt chẽ việc kinh doanh các loại hàng hóa thiết yếu, như: Lương thực, thực phẩm, xăng dầu, thuốc tân dược... Tính đến hết tháng 4, đã có gần 300 cơ sở kinh doanh hàng hóa thiết yếu thực hiện ký cam kết không tăng giá hàng hóa. Lực lượng quản lý thị trường cũng thường xuyên theo dõi, nắm bắt tình hình chấp hành cam kết của các đơn vị, doanh nghiệp và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm trong kinh doanh.

Tùng Lâm

Nguồn tin: baothanhhoa.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Thành viên liên kết
HTX Tư vấn thiết kế và xây dựng Việt Nam
bcsmart
Liên hiệp HTX Ocop Việt Nam
GMG
ocopshop
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây