Các khu chợ tại Bà Rịa Vũng Tàu: Chiếc áo chưa xứng tầm

Thứ hai - 08/06/2020 22:47
Chợ lề đường, chợ cóc, chợ tạm hoạt động tự do, tự phát, mất vệ sinh, mất mỹ quan đô thị trong khi rất nhiều chợ được đầu tư mới lại trống rỗng, thiếu người mua kẻ bán. Một số chợ cũ lại phình ra với hàng loạt nỗi lo: quá tải, xuống cấp, mất an toàn về điện, không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, vệ sinh môi trường. Nghịch lý về chợ tồn tại trong bối cảnh tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đang trên bước đường đô thị hóa, phát triển rất nhanh về kinh tế, xã hội.
Các khu chợ tại Bà Rịa Vũng Tàu: Chiếc áo chưa xứng tầm
Chợ quá tải, xuống cấp
Kể cả thành thị và nông thôn, chợ quá tải hoặc quá xập xệ vẫn là nỗi nhức nhối tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Có thể kể tên hàng loạt các chợ quá tải trên địa bàn tỉnh luôn đông đúc người mua kẻ bán. Tình trạng chợ quá xuống cấp, mất an toàn, không đáp ứng được nhu cầu giao thương. Tại thị xã Phú Mỹ, nơi được coi là đô thị mới của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu với hàng loạt cảng biển và khu công nghiệp lớn, thì chợ Châu Pha, một ngôi chợ với trách nhiệm giao thương của cả một khu vực dân cư rộng lớn đàng trong là Tóc Tiên, Châu Pha, khu vực giáp ranh Bà Rịa lại đang trong hiện trạng xuống cấp nhanh chóng. Ngoài khu nhà lồng 1 của chợ còn khá sạch sẽ, thì các khu vực khác quầy sạp đều quá cũ kỹ. Tình trạng cơi nới, tận dụng để chất chứa hàng hóa khiến khu vực sau chợ phình ra. Đường điện không đảm bảo an toàn. Đặc biệt, hệ thống thoát nước không được chú trọng nên ngay cuối chợ là tình trạng nước đọng xảy ra mặc dù mới chớm vào mùa mưa. Chợ có khu vực thu gom rác, nhưng không triệt để, nên một số đống rác tự phát còn nằm ngay trong khuôn viên chợ, khiến vấn đề ô nhiễm môi trường đặc biệt báo động.
111
 Nước đọng mất vệ sinh tại Chợ ngay đầu mùa mưa.

Tương tự vậy, tình trạng chật chội, đông đúc người mua kẻ bán trong điều kiện chợ truyền thống đã lâu chưa được đầu tư xây mới khiến văn minh mua bán của người dân ngày càng xuống cấp. Khu vực Xuyên Mộc, nơi mật độ dân cư thấp và diện tích khu dân cư lớn, nên các chợ khá xa nhau. Người dân phải đi một đoạn đường xa mới tới chợ. Trong khi đó, chợ không đảm bảo an toàn, vệ sinh, phòng chống cháy nổ. Hàng loạt các Chợ trên địa bàn huyện đã lâu không được đầu tư: chợ Hòa Hiệp, chợ Bàu Lâm, chợ Bình Châu… Ngay chợ Bà Tô, chợ đầu mối của huyện hiện nay, cũng đang trong tình trạng quá tải. Chợ Bà Tô phình ra trong tình trạng nhếch nhác. Càng không đảm bảo an toàn khi nằm giữa khu dân cư đông đúc.
Nghịch lý chợ lề đường
Bước vào chợ Châu Pha - thị xã Phú Mỹ, điều dễ nhận thấy là một nghịch lý: Khu nhà lồng trong chợ bỏ hoang, còn hai đường hành lang bên hông chợ lại tấp nập người mua kẻ bán. Chợ bố trí 2 lán ngay trước cổng chợ để làm khu giữ xe, nhưng người dân lại không để xe nơi đây, mà tấp vào gửi tại nhà một người dân bên cạnh chợ.
Tương tự, tình trạng chợ xây xong, kể cả bằng nguồn vốn nhà nước hay tư nhân, có rất nhiều chợ bỏ không, như chợ Tân Hòa - Phú Mỹ, chợ phường 8 - TP. Vũng Tàu… Nhưng chợ cóc lại mọc lên khắp mọi nơi và luôn trong tình trạng đông đúc, không xử lý được. Một số khu vực ban đầu chỉ là bán lề đường, nay chết tên thành chợ sầm uất, mang tên ngay con đường bị chiếm dụng, như chợ Cô Giang, chợ Trần Bình Trọng, chợ Lưu Chí Hiếu - TP. Vũng Tàu… Một người bạn của tôi khi về phố biển Vũng Tàu rất bức xúc chia sẻ mong muốn: Chính quyền cần lấy lại không gian này và người dân thiếu sự kiến nghị. Tuy nhiên, trên thực tế, đúng với cái tên chợ cóc, chính quyền hôm trước chấn chỉnh thì hôm sau lại đâu vào đấy.
 
image 20200609093137 2
 Chợ cóc có mặt ở khắp mọi nơi.


Vì sao có nghịch lý trên? Vì sao việc đầu tư xây dựng chợ và quản lý kinh doanh chợ không hiệu quả? Theo một chuyên gia về thương mại hiện đại, thì việc thiết kế mô hình, sắp xếp phương thức kinh doanh của chợ đặc biệt quan trọng. Nếu sắp xếp không hợp lý, người mua chán chợ không muốn đến chợ, dẫn đến người bán cũng bỏ chợ chạy ra lề đường kiếm sống. 
image 20200609093339 7
 Các ngành hàng tại Chợ Châu Pha - Phú Mỹ sắp xếp lộn xộn, pha tạp.

Xã hội hóa chợ, người dân được sử dụng dịch vụ tiện ích, hiện đại nhất.
Nhận thấy sự bất hợp lý này, những năm gần đây, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đang chú trọng công tác xã hội hóa chợ, với những văn bản ủng hộ và khuyến khích nhà đầu tư đến với lĩnh vực này. Đặc biệt, lãnh đạo tỉnh cũng nhận ra phải có những mô hình xây dựng, quản lý, kinh doanh Chợ hiện đại mới không lãng phí nguồn tài nguyên đất đai công cộng đang hạn hẹn, và mang lại lợi ích cao nhất cho cộng đồng dân cư. Chẳng hạn như thị xã Phú Mỹ, sau khi có chủ trương chuyển đổi mô hình quản lý kinh doanh chợ, đã thuê Liên hiệp Hợp tác xã Việt Nam - một đơn vị có uy tín về đầu tư, khai thác, quản lý chợ, lập phương án tư vấn chuyển đổi. Lãnh đạo Liên Hiệp Hợp tác xã Việt Nam cho biết chỉ khi có phương án quản lý, kinh doanh chợ phù hợp, thì chợ mới thực sự phát huy hiệu quả, phục vụ cộng đồng. Được biết, Liên Hiệp Hợp tác xã Việt Nam đang có rất nhiều dự án Đầu tư chợ hiện đại, đậm đà bản sắc văn hóa truyền thống nhưng cấu trúc chính vẫn là chợ truyền thống, với mô hình quản lý, kinh doanh, khai thác hiệu quả, trên nhiều tỉnh trong cả nước. Đặc biệt, tại Bà Rịa - Vũng Tàu, Liên Hiệp Hợp tác xã Việt Nam đang nỗ lực triển khai một số dự án chợ hiệu quả với sự đồng lòng của tiểu thương và địa phương.
 
image 20200609093137 4
Một mô hình chợ do Liên Hiệp Hợp tác xã Việt Nam thiết kế đang triển khai đầu tư.

Hy vọng trong tương lai không xa, hoạt động xã hội hóa chợ sẽ có kết quả khả quan, là tiếng nói đồng lòng của nhà nước và nhân dân cùng làm, thay đổi triệt để bộ mặt của tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu, xứng tầm một tỉnh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.

Bài, ảnh: Phạm Huệ

Nguồn tin: Tổng hợp

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Thành viên liên kết
HTX Tư vấn thiết kế và xây dựng Việt Nam
bcsmart
Liên hiệp HTX Ocop Việt Nam
GMG
ocopshop
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây