Sức hút của chứng khoán, vàng và ngân hàng
Không chỉ dịch bệnh mà khoảng 1 năm trở lại đây, ngân hàng có nhiều đợt giảm lãi suất cả kỳ hạn dưới và trên 6 tháng. Sau nhiều đợt giảm, mặt bằng lãi suất huy động đang ở mức thấp nhất 10 năm trở lại đây do Ngân hàng Nhà nước liên tiếp giảm trần lãi suất để hỗ trợ doanh nghiệp.
Cụ thể, lãi suất tại 4 ngân hàng thương mại có vốn nhà nước đã giảm từ 0,25-0,3%/năm ở các kỳ hạn dưới 6 tháng và 0,5%/năm ở các kỳ hạn từ 6 tháng trở lên. Mức lãi suất cao nhất dành cho khách hàng cá nhân tại Vietcombank, VietinBank, BIDV và Agribank hiện chỉ ở mức từ 6-6,1%/năm thay vì mức 6,5-6,6%/năm trước đó, vốn đã là mức thấp nhất trong hệ thống.
Tại nhiều ngân hàng khác như Techcombank, ACB hay TPBank, lãi suất nhiều kỳ hạn cũng giảm từ 0,5-0,9%/năm. Techcombank trả lãi suất gửi tiết kiệm kỳ hạn 1 tháng xuống 3,15-3,65%, đây là mức lãi suất thấp nhất thị trường hiện nay. Nhiều ngân hàng như VPBank, SHB... với mức giảm từ 0,1-0,3%/năm.
Nhiều nhà đầu tư bắt đầu cân nhắc đến chứng khoán, vàng và bất động sản. Chứng khoán phải đối mặt với hàng loạt cú sốc mạnh do tác động bởi dịch COVID-19 thời gian gần đây khiến làn sóng bán tháo cổ phiếu tăng. Với thị trường vàng, gần đây giá vàng đang tăng mạnh nhưng thị trường này lại tăng, giảm bất ổn.
Trong bối cảnh đó, nhiều nhà đầu tư vẫn lựa chọn BĐS làm kênh trú ẩn. Ông Sử Ngọc Khương, Giám đốc cấp cao Savills Việt Nam chia sẻ với báo chí, đầu tư vào nhà đất thời điểm này có nhiều cơ hội mua được sản phẩm tốt nhất do giá bất động sản có xu hướng trở lại giá trị thực.
Bất động sản còn thu hút?
Đánh giá về thị trường bất động sản 2019, Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA), cho rằng đây cũng là năm thứ 2, thị trường bất động sản và các doanh nghiệp bất động sản lại phải đương đầu với nhiều khó khăn, thách thức rất lớn.
Chia sẻ với báo chí, ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch HoREA, đánh giá: “Nhìn chung, hầu hết các doanh nghiệp bất động sản đều bị sụt giảm mạnh về doanh thu và lợi nhuận, thậm chí một số doanh nghiệp bị thua lỗ hoặc đứng trước nguy cơ bị phá sản”.
Dịch COVID-19 cũng gây hệ lụy lớn tới quyết định của các nhà đầu tư vào Việt Nam, với tổng vốn đầu tư nước ngoài FDI tính đến ngày 20.6 đạt gần 15,7 tỉ USD, giảm 15,1% theo năm.
Tại TP.HCM, báo cáo JLL ghi nhận các văn phòng hạng A & B bắt đầu cảm thấy áp lực với diện tích hấp thụ ròng lần đầu tiên bị ghi nhận âm sau một thập kỷ. Nhưng phần lớn chủ đầu tư vẫn khá tự tin trong bối cảnh khan hiếm nguồn cung, giá thuê vẫn chưa ghi nhận sự điều chỉnh đáng kể nào.
Ngành bán lẻ chịu ảnh hưởng nặng nề nhất vì chính phủ các nước yêu cầu giãn cách xã hội, nhu cầu bị cắt giảm trong suốt quý II. Hongkong tiếp tục là thị trường giảm giá thuê bán lẻ mạnh nhất khu vực với -13,3%. Tương tự với các thị trường Đông Nam Á, Singapore ghi nhận giá bán lẻ giảm 8,5%.
Tại TP.HCM, sau “giãn cách xã hội”, tỉ lệ trống trung bình tăng lên mức 30% trong quý II. Dọc những con đường Lê Lai, Cách Mạng Tháng 8, các trung tâm thương mại Q1, Q3…nhiều mặt bằng bỏ trồng hoặc ghi bảng cho thuê…
Hiện chỉ có lĩnh vực bất động sản công nghiệp vẫn đang thu hút nhà đầu tư. Dù COVID-19 gây ra những khó khăn tạm thời cho các kế hoạch sắp tới của doanh nghiệp, với chiến lược đầu tư dài hạn, bất động sản công nghiệp ở Việt Nam vẫn thu hút các nhà đầu tư. Việc này góp phần tạo tâm lý lạc quan cho chủ đầu tư trong việc nâng giá đất bất chấp dịch bệnh vẫn đang diễn ra.
Dạo quanh một vòng tại thị trường châu Á - Thái Bình Dương, văn phòng cho thuê bị chững lại trong nửa đầu năm 2020, chỉ một số thị trường ngoại lệ có mức tăng giá theo quý. Giá thuê văn phòng tại quận trung tâm Hongkong giảm 9,3%, Bắc Kinh 4,1%, Melbourne 3,9%, Sydney 3,5% và Singapore 3,3% so với quý trước đó, trong bối cảnh người lao động tìm việc ngày càng tăng và nhu cầu thuê lại suy yếu. Một số thị trường văn phòng tại khu vực trung tâm Osaka và Seoul vẫn ghi nhận giá thuê tăng 1% đến 2%.
Nguồn tin: nhipcaudautu.vn
Ngày 10/10/2023
Ngày 06/05/2023
Ngày 31/03/2023
Ngày 31/03/2023
Ngày 31/03/2023