Tại khu vực miền Trung, Tây Nguyên, giá lợn hơi ghi nhận mức điều chỉnh giảm nhẹ ở một vài địa phương và được thương lái thu mua trong khoảng 67.000 - 74.000 đồng/kg. Cùng giảm 1.000 đồng/kg, giá tại Quảng Trị và Đắk Lắk là 72.000 đồng/kg trong khi Bình Định giao dịch thấp hơn với 71.000 đồng/kg. Tương tự, Khánh Hòa cũng đang thu mua ở mức 71.000 đồng/kg, giảm 2.000 đồng/kg so với ngày hôm qua.
Tại khu vực miền Nam, giá lợn hơi tại nhiều nơi giảm giá 2.000 đồng/kg so với ghi nhận của ngày hôm trước và được giao dịch trong khoảng 72.000 - 78.000 đồng/kg. Ba tỉnh Bình Phước, Long An và Bạc Liêu cùng giảm 2.000 đồng/kg xuống còn 73.000 - 77.000 đồng/kg. Tương tự, Tiền Giang cũng giảm nhẹ 1.000 đồng/kg về mốc 77.000 đồng/kg trong hôm nay. Dẫn đầu toàn khu vực hiện là Trà Vinh với 78.000 đồng/kg. Với chiều ngược lại, Vũng Tàu đang xếp cuối các tỉnh miền Nam khi tiếp tục duy trì mốc 72.000 đồng/kg.
Giá thịt lợn mát Meat Deli từ trang vinmart.com không xuất hiện thay đổi so với ngày hôm trước. Hiện mức giá dao động trong khoảng 129.900 - 264.900 đồng/kg. Tại Công ty Thực phẩm Tươi sống Hà Hiền không có sự điều chỉnh so với cuối tuần trước. Mức giá bán dao động trong khoảng từ 46.000 - 157.000 đồng/kg.
Theo báo cáo mới công bố của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA), sản lượng thịt lợn của Việt Nam trong năm 2020 dự báo sẽ đạt 2,24 triệu tấn, giảm gần 6% so với năm 2019. Tuy nhiên, sản lượng thịt lợn được dự báo sẽ phục hồi trong năm 2021, đạt 2,35 triệu tấn, tăng 4,9% so với năm 2020. Tiêu thụ thịt lợn cũng dự kiến phục hồi trong năm 2021, đạt 2,49 triệu tấn, tăng so với 2,39 triệu tấn của năm 2020.
Để bảo đảm cân đối cung cầu các mặt hàng thiết yếu, bình ổn thị trường hàng hóa dịp cuối năm 2020 và dịp Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021, đồng thời làm tiền đề để thực hiện các mục tiêu kinh tế vĩ mô năm 2021 của Chính phủ, Bộ Công Thương đề nghị Sở Công Thương các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các đơn vị thuộc Bộ, các tập đoàn, tổng công ty, công ty, các hiệp hội ngành hàng sớm có kế hoạch sản xuất, kinh doanh, các phương án xử lý các biến động bất thường của thị trường.
Riêng đối với mặt hàng thịt lợn, Bộ Công Thương đề nghị Sở Công Thương các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các đơn vị chức năng theo dõi sát tình hình sản xuất, diễn biến dịch bệnh, thời tiết, nhất là dịch tả lợn châu Phi, đánh giá năng lực cung ứng nguồn hàng thịt lợn và các mặt hàng thực phẩm thiết yếu khác cho thị trường dịp cuối năm và Tết Nguyên đán, chủ động có phương án hoặc đề xuất phương án để bảo đảm nguồn cung, ổn định thị trường các mặt hàng nông sản thực phẩm thiết yếu nói chung và mặt hàng thịt lợn nói riêng dịp cuối năm và Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021, bảo đảm sản xuất theo đúng quy hoạch và theo khuyến cáo của các bộ, ngành hữu quan, tránh tình trạng dư thừa hoặc thiếu hụt cục bộ, ảnh hưởng tiêu cực đến thị trường hàng hóa trong nước nói chung và thị trường thực phẩm nói riêng, chủ động có phương án nhập khẩu nếu cần thiết.
Đồng thời, chỉ đạo, đôn đốc các doanh nghiệp phân phối thực phẩm trên địa bàn phối hợp với các doanh nghiệp chăn nuôi tập trung có phương án bảo đảm nguồn cung cấp lợn thịt cho thị trường và thực hiện việc giảm giá thành phẩm tương ứng cho người tiêu dùng. Trong trường hợp cần thiết, cần có phương án nhập khẩu các mặt hàng thịt gia súc từ nước ngoài để bình ổn thị trường.
Ngày 10/10/2023
Ngày 06/05/2023
Ngày 31/03/2023
Ngày 31/03/2023
Ngày 31/03/2023