Thanh Hóa: Xây dựng thương hiệu gạo sạch Hương Quê

Thứ năm - 12/03/2020 22:49
Từ năm 2019 đến nay, huyện Nông Cống (tỉnh Thanh Hóa) đã chỉ đạo xã Trường Sơn và xã Tượng Văn xây dựng, phát triển diện tích lúa theo tiêu chuẩn VietGAP. Toàn bộ diện tích lúa này được các HTX nông nghiệp tiêu thụ dưới nhãn hiệu gạo sạch Hương Quê.
Thanh Hóa: Xây dựng thương hiệu gạo sạch Hương Quê
Tùy theo thổ nhưỡng của từng vùng, huyện Nông Cống đã chỉ đạo các xã xây dựng cơ cấu giống lúa để đưa vào sản xuất.

Tại xã Trường Sơn, từ 50 ha diện tích lúa ở vụ sản xuất ban đầu, đến vụ chiêm xuân năm 2020, diện tích lúa được áp dụng theo quy trình sản xuất gạo sạch Hương Quê đã phát triển lên 76 ha, với hơn 300 hộ dân tham gia sản xuất. Giống lúa Thái Xuyên được lựa chọn để đưa vào sản xuất tại địa phương này. Toàn bộ quy trình sản xuất được kiểm soát từ khâu đầu vào, như: Giống, làm đất, bón phân, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật. Đến vụ thu hoạch, sản lượng lúa được HTX dịch vụ nông nghiệp đứng ra làm đầu mối để tiêu thụ. Do được áp dụng các khâu kiểm soát nghiêm ngặt nên toàn bộ sản lượng được tiêu thụ với giá ổn định và cao hơn so với sản xuất truyền thống.

Tại xã Tượng Văn, giống lúa được địa phương đưa vào sản xuất từ vụ chiêm xuân 2020 là thơm RPT. Diện tích lúa được đưa vào áp dụng và chứng nhận quy trình VietGAP tại địa phương là 50 ha, với 306 hộ dân tham gia sản xuất. So với các giống lúa khác, lúa thơm RPT có thời gian sinh trưởng ngắn hơn, năng suất bằng ¾ so với sản xuất truyền thống. Tuy nhiên, do giá bán cao hơn nên người dân vẫn có thu nhập ổn định. Mặc dù năng suất có thấp hơn chút ít, nhưng giá thu mua sản phẩm cao hơn. Ngoài ra, do tiết kiệm được chi phí từ các khâu phơi, vận chuyển nên tính ra, lợi nhuận thu về cao hơn sản xuất trước kia.

Hiện nay, sản phẩm gạo sạch Hương Quê của huyện Nông Cống đã được công nhận là sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu năm 2019. Huyện Nông Cống hướng tới xây dựng, phát triển nhãn hiệu gạo sạch Hương Quê bao gồm nhiều sản phẩm gạo thuộc các dòng gạo tẻ, gạo nếp, gạo hữu cơ, phục vụ các nhu cầu tiêu dùng thường ngày, tới hãm trà, các chế độ ăn kiêng... Địa phương đang khuyến khích các HTX đầu tư một số thiết bị máy móc như: Máy sấy, máy sàng, máy bắn hạt lỗi, hệ thống đóng gói... để có thể tự thực hiện trọn vẹn các quy trình từ khâu sản xuất tới tiêu thụ sản phẩm. Huyện Nông Cống cũng sẽ có cơ chế, chính sách hỗ trợ để đưa gạo sạch Hương Quê đến với nhiều người tiêu dùng, mở rộng diện tích sản xuất để người dân yên tâm sản xuất.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Thành viên liên kết
HTX Tư vấn thiết kế và xây dựng Việt Nam
bcsmart
Liên hiệp HTX Ocop Việt Nam
GMG
ocopshop
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây