Thanh Hóa: Mở lối đưa nông sản vào siêu thị

Thứ tư - 04/09/2019 02:46
Trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa hiện có 5 trung tâm thương mại, 36 siêu thị và hơn 60.000 cửa hàng kinh doanh thương mại. Tuy nhiên, đa phần các mặt hàng nông sản của tỉnh chưa được bày bán phổ biến tại hệ thống tiêu dùng hiện đại này. Nguyên nhân được các cơ quan, đơn vị liên quan đưa ra là do các mặt hàng nông sản của tỉnh thiếu thông tin sản phẩm, chất lượng một số mặt hàng chưa đồng đều và thói quen mua sắm của người dân... Vì vậy, để “mở lối” đưa các sản phẩm nông sản vào siêu thị cần có sự nỗ lực từ nhiều phía.
Cam mật của Công ty CP Nông nghiệp công nghệ cao Lam Sơn được bày bán tại Siêu thị Co.opmart Thanh Hóa.
Cam mật của Công ty CP Nông nghiệp công nghệ cao Lam Sơn được bày bán tại Siêu thị Co.opmart Thanh Hóa.
Tỉnh Thanh Hóa đã xây dựng và hình thành 73 vùng sản xuất chuyên canh rau, quả an toàn tập trung, với diện tích hơn 440 ha và 28 cơ sở tham gia chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn, hàng năm cung ứng ra thị trường khoảng 23.000 tấn gạo, 12.000 tấn rau quả, 5.200 tấn thịt, 360.000 quả trứng, 6.500 tấn thủy sản bảo đảm về chất lượng. Theo khảo sát thực tế, chỉ một số vùng sản xuất nông sản an toàn có khả năng “chen chân” vào hệ thống phân phối của các siêu thị, cửa hàng kinh doanh thương mại, với lượng tiêu thụ còn hạn chế; đa phần sản phẩm nông sản của tỉnh vẫn tiêu thụ tại các chợ truyền thống làm giảm giá trị kinh tế từ việc sản xuất nông sản sạch, an toàn. Ông Nguyễn Văn Vinh, Chủ tịch HĐQT HTX Dịch vụ Nông nghiệp và Điện năng Hoằng Hợp (Hoằng Hóa), khẳng định: Vẫn biết đưa nông sản vào siêu thị sẽ giúp nông dân ổn định đầ  năm, song chỉ khoảng 20 tấn rau, củ, quả được các siêu thị, cửa hàng kinh doanh thương mại ký hợp đồng thu mua, chiếm khoảng 2% tổng sản lượng; hơn 40% nhập cho các trường học, công ty theo hợp đồng, còn lại tiêu thụ tại hệ thống các chợ, chợ đầu mối. Nguyên nhân không phải do sản phẩm của đơn vị không đủ tiêu chuẩn “đặt chân” vào siêu thị mà khó ở việc liên kết với phía đơn vị thu mua.

Khảo sát thực tế tại Siêu thị Co.opmart Thanh Hóa, được biết hiện, siêu thị bán hơn 50 mặt hàng nông sản được sản xuất từ các HTX, vùng sản xuất an toàn theo tiêu chuẩn VietGap trên cả nước. Ông Lê Văn Liêm, Giám đốc Công ty TNHH MTV Co.opmart Thanh Hóa, cho biết: Để mở đường tiêu thụ cho nông sản sạch của tỉnh, dựa trên danh sách đơn vị sản xuất các mặt hàng nông sản theo tiêu chuẩn VietGap, hữu cơ nằm trong chuỗi cung ứng thực phẩm và nông sản an toàn được cơ quan chuyên môn cung cấp, đơn vị đã trực tiếp liên hệ, tìm hiểu và ký kết hợp đồng tiêu thụ một số mặt hàng, như: Trứng gà của Công ty TNHH Hiền Nhuần; rau, quả an toàn của Công ty CP Nông nghiệp công nghệ cao Lam Sơn; HTX dịch vụ nông nghiệp Thiệu Hưng (Thiệu Hóa), 1 số cơ sở sản xuất rau an toàn tại xã Hoằng Hợp (Hoằng Hóa)...

Để “mở đường” cho sản phẩm nông sản an toàn của tỉnh vào các siêu thị, tiếp cận hệ thống phân phối hiện đại, các cấp chính quyền, địa phương và các ngành liên quan của tỉnh Thanh Hóa đã thực hiện đồng bộ các giải pháp thúc đẩy tiêu thụ các mặt hàng nông sản. Trong đó, ngành nông nghiệp rà soát, cung cấp danh sách đơn vị, HTX, cơ sở sản xuất các sản phẩm nông nghiệp chủ lực của tỉnh, thông tin tới doanh nghiệp phân phối, siêu thị, chuỗi thực phẩm để kết nối, hợp tác. Đồng thời, cũng cung cấp thông tin về doanh nghiệp, siêu thị, chuỗi phân phối, chế biến, xuất khẩu... cho các địa phương sản xuất hàng nông sản bảo đảm chất lượng để các tập thể, cá nhân hợp tác liên kết sản xuất.

Nguồn tin: Báo Thanh Hóa

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Thành viên liên kết
HTX Tư vấn thiết kế và xây dựng Việt Nam
bcsmart
Liên hiệp HTX Ocop Việt Nam
GMG
ocopshop
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây