Hậu Giang: Mô hình nuôi cá chạch lấu mang lại hiệu quả kinh tế cao

Thứ ba - 19/11/2019 21:33
Nhằm đa dạng hóa đối tượng nuôi và mở hướng phát triển kinh tế mới cho người dân, nhiều địa phương tại Đồng bằng sông Cửu Long - trong đó có Hậu Giang - đã triển khai mô hình nuôi cá chạch lấu trong bể xi măng lót bạt. Đây là mô hình dễ áp dụng, đầu tư ít nhưng mang lại hiệu quả kinh tế rất cao.
Sau 8 tháng nuôi có thể thu hoạch cá chạch lấu bán.
Sau 8 tháng nuôi có thể thu hoạch cá chạch lấu bán.
Hiện, toàn tỉnh Hậu Giang có gần 40 hộ thực hiện mô hình nuôi cá chạch lấu trong bể xi măng. Trong đó, nhiều nhất là huyện Phụng Hiệp có hơn 20 hộ nuôi, với tổng đàn hơn 30.000 con cá chạch lấu.

Cá chạch lấu nuôi theo mô hình này ít hao hụt. Ngoài chi phí xây bể xi măng lót bạt và thức ăn, người nuôi chỉ cần giữ nguồn nước trong bể sạch, đồng thời đặt máy tạo oxy 24/24 giờ và đặt ống nhựa cắt ngắn cũng như chà tre trong bể để cá có nơi trú ẩn.

Hiện, nuôi cá chạch lấu mang lại hiệu quả kinh tế cao bởi giống cá này thịt rất ngon, được tiêu thụ chủ yếu ở nhà hàng và các quán ăn đặc sản. Trong khi đó, nguồn cá ngoài môi trường tự nhiên đã khan hiếm.

Tính từ khi thả nuôi con giống chạch lấu đến xuất bán khoảng 8 tháng. Khi đó cá sẽ đạt trọng lượng từ 300 - 400gram. Hiện, cá chạch lấu thương phẩm có giá bán ổn định từ 350.000 - 450.000 đồng/kg, tùy theo trọng lượng, trừ chi phí sản xuất khoảng 100.000 đồng/kg, người nuôi còn lãi hơn 200.000 đồng/kg cá thương phẩm.

Tại huyện Châu Thành (Hậu Giang), anh Trần Thanh Hùng nuôi cá chạch lấu trong ao đất và bể lót bạt rất hiệu quả; anh cũng là người đầu tiên trên cả nước sinh sản nhân tạo thành công loại cá này. Theo anh, nuôi cá chạch lấu quan trọng nhất là môi trường nước do đây là loài sống ở tầng đáy, ít di chuyển, tập trung trong các giá thể nên ao nuôi phải có ngưỡng oxy lớn hơn 50 mg/1 lít nước. Khi nuôi với mật độ cao phải dùng máy sục khí oxy và máy tạo dòng chảy để tăng oxy trong nước, nhờ biến nước tĩnh thành nguồn nước động có dòng chảy để tăng lượng oxy trao đổi nên cá có tỷ lệ hao hụt thấp.

Ngoài ra, anh cũng tạo nhiều giá thể bằng ống nhựa trong ao để có chỗ cho cá trú ẩn và đỡ cạnh tranh thức ăn, đồng thời anh cũng tập cho cá ăn thức ăn ở cả dạng chìm và nổi. Sau khi nuôi 10 - 12 tháng, cá có thể xuất bán. Với cá giống có chiều dài 1 tấc (10cm), chỉ sau 7 - 8 tháng nuôi cá đạt trọng lượng 3 - 4 con/kg, với giá bán trên thị trường 300.000 - 350.000 đồng/kg, có khi lên đến 400.000 đồng/kg thì đây là loài cá nước ngọt có giá trị kinh tế cao nhất.

Cá chạch lấu (Mastacembelus favus) là loài cá nước ngọt có khả năng sinh sống và phát triển tốt trong môi trường nước ngọt, lợ. Ngoài tự nhiên, tăng trưởng của cá chạch lấu sau 1 năm tuổi có thể đạt 150 - 250g/con, dài 18 - 25 cm; sau 2 năm đạt 450 - 500g/con, dài 35 - 40 cm. Cá thương phẩm có thịt trắng chắc, béo, thơm, chế biến thành nhiều món ăn đặc sản nên có giá trị kinh tế cao.

Nguồn tin: Tổng hợp:

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Thành viên liên kết
HTX Tư vấn thiết kế và xây dựng Việt Nam
bcsmart
Liên hiệp HTX Ocop Việt Nam
GMG
ocopshop
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây