Lửa bùng phát từ một gian hàng ở chợ Tó rồi lan rộng, 10 xe chữa cháy được điều đến hiện trường.
Khoảng 7h30 sáng 23/9, hỏa hoạn xảy ra tại chợ Tó ở xã Uy Nỗ, huyện Đông Anh, Hà Nội.
Nhân chứng tên Dương cho biết ngọn lửa bùng lên từ gian hàng bán quần áo, giày dép. "Tôi đứng từ tầng 6 nhìn sang thấy cột khói bốc lên cao cả chục mét. Lửa rất dữ dội, thiêu rụi nhiều gian hàng", chị Dương cho biết.
Nhận tin báo, lực lượng chức năng huyện Đông Anh đã điều 10 xe chữa cháy cùng hàng chục chiến sĩ đến dập lửa.
Đội CSGT số 15 và Công an huyện Đông Anh cũng cử lực lượng phân luồng từ xa, giúp xe chữa cháy nhanh chóng tiếp cận khu vực hỏa hoạn.
Đến khoảng 8h30, ngọn lửa đã được khống chế. Lãnh đạo địa phương xác nhận sự việc và cho biết theo ghi nhận ban đầu, hỏa hoạn không gây thiệt hại về người.
Lực lượng chức năng cùng tiểu thương đang dọn dẹp hiện trường, thống kê thiệt hại và điều tra làm rõ nguyên nhân vụ cháy.
Đáng chú ý, đây không phải lần đầu chợ Tó bị cháy. Hà Nội có một năm không có đồng nào để cải tạo chợ, trong khi hạ tầng nhiều chợ cũng đã xuống cấp, tình trạng mái che mái vẩy nhếch nhác vẫn còn tồn tại ở một số chợ, văn minh thương mại không đảm bảo, các vấn đề về vệ sinh môi trường, tổ chức nguồn hàng, an toàn thực phẩm hàng hóa bán trong chợ... còn nhiều tồn tại cần khắc phục. Các chợ trung tâm hiện trạng không tương xứng với một vị thế của Thủ đô văn minh hiện đại.
Để chợ truyền thống trong TTTM hoạt động có hiệu quả, các chợ mới phải được ưu tiên sắp xếp tại vị trí phù hợp, thuận tiện cho cả người bán - người mua; bố trí khu để xe rộng rãi. Việc xây dựng chợ trung tâm thương mại là để phục vụ nhu cầu, lợi ích của người dân, cho nên cần thiết kế làm sao để người dân có thể mua bán một cách thuận lợi nhất, đáp ứng nhu cầu được đi thẳng xe vào các quầy hàng để mua sắm và miễn phí tiền gửi xe cho những người đi vào chợ truyền thống.
Có như vậy mới tạo được thúc đẩy được nhu cầu của người dân ở các chợ TTTM. Ngoài ra, Sở Xây dựng Hà Nội đang đưa ra những mô hình thiết kế chung theo hướng kết hợp giữa thương mại hiện đại nhưng vẫn phải giữ được giá trị chợ truyền thống. Các ngành nỗ lực triển khai dẹp chợ cóc, chợ tạm. Việc làm này không chỉ đảm bảo văn minh thương mại mà còn có tác dụng thu hút người tiêu dùng mua sắm tại chợ.