HĐND TPHCM khảo sát hoạt động kinh doanh chợ truyền thống

Thứ sáu - 09/08/2019 00:35
Ngày 7/8/2019, Ban Kinh tế Ngân sách HĐND TPHCM đã khảo sát thực tế và làm việc với UBND các quận 3 và 7 nhằm đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh của hệ thống chợ truyền thống trên địa bàn.
Khảo sát chợ truyền thống
Khảo sát chợ truyền thống
Đây là ngày làm việc đầu tiên để phục vụ chương trình Lắng nghe và trao đổi tháng 9-2019 với chủ đề “Hoạt động kinh doanh hệ thống chợ trên địa bàn TPHCM, thực trạng và giải pháp”. 

Theo ông Trần Quang Bá, Phó Chủ tịch UBND quận 3, địa bàn quận hiện có 4 chợ truyền thống gồm Vườn Chuối, Bàn Cờ, Nguyễn Văn Trỗi và chợ Bùi Phát. Hầu hết các ngôi chợ này đều được xây dựng theo hình thức bán kiên cố, hoạt động kinh doanh đan xen giữa nhà lồng và các con đường xung quanh chợ nên việc quản lý gặp rất nhiều khó khăn.
 
Chợ Vườn Chuối, quận 3, TP. Hồ Chí Minh


Theo Công văn số 2650 của UBND TPHCM, trong thời gian chờ xây dựng mức giá mới, BQL các chợ vẫn thực hiện thu giá dịch vụ diện tích bán hàng tại chợ theo Quyết định số 07/2007 (được xây dựng từ Quyết định 24/2007 QĐ-UBND và không có tính thuế VAT trên giá thu trên hóa đơn), do vậy BQL gặp khó khăn trong việc kê khai thuế cũng như nguồn để nộp thuế. 

Bà Nguyễn Thị Thanh Hương, Trưởng BQL chợ Vườn Chuối, cho biết, chợ có 11 DN tư nhân kinh doanh vàng và 495 hộ tiểu thương kinh doanh cá thể nhưng hiện chỉ có 443 hộ kinh doanh, 52 hộ ngưng kinh doanh dài hạn. Tại chợ chỉ có ngành hàng kim hoàn, vải sợi, chạp phô và thực phẩm tươi sống là còn kinh doanh tập trung, các ngành hàng khác đều xen kẽ nhau, đặc biệt là ngành hàng quần áo có nhiều hộ kinh doanh xen kẽ và nằm rải rác ở các dãy sạp.
 
Chợ Bàn Cờ, quận 3, TP.Hồ Chí Minh


Thực trạng này đang dần phá vỡ việc quy hoạch, sắp xếp ngành hàng tại chợ theo Nghị định 02 của Chính phủ về phát triển và quản lý chợ. Tương tự, chợ Nguyễn Văn Trỗi được thiết kế với 715 quầy sạp trong khu vực nhà lồng nhưng chỉ có 594 sạp mở cửa bán hàng, số sạp cho thuê làm kho và bỏ trống lên tới 203 sạp. Một trong những lý do là vì mãi lực mua quá thấp. 

Còn theo bà Lê Thị Hoàng Yến, Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã (HTX) TPHCM, đến tháng 8-2019, có 20 HTX tham gia quản lý 35 chợ trên địa bàn TP nhưng mới chỉ có 1 chợ do chính tiểu thương là xã viên bỏ tiền ra xây dựng và quản lý chợ. Để các HTX chợ hoạt động theo đúng chức năng, còn nhiều vấn đề phải giải quyết.

Một vấn đề khác được nhiều đại biểu quan tâm, đó là vệ sinh an toàn thực phẩm (ATTP) tại các chợ. BQL đã thực hiện rất nhiều biện pháp để giám sát, ngăn chặn tình trạng bày bán các mặt hàng kém chất lượng, không đạt ATTP nhưng kết quả còn rất hạn chế.

Chọn phương án Đầu tư xây dựng Chợ Trung tâm huyện Ea Kar

Chợ Thành Mai (Thanh Hóa)

 

Nguồn tin: SàiGòn Đầu tư Tài Chính

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Thành viên liên kết
HTX Tư vấn thiết kế và xây dựng Việt Nam
bcsmart
Liên hiệp HTX Ocop Việt Nam
GMG
ocopshop
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây