Tiền Giang: Xây dựng chuỗi trồng, mở rộng thị trường xuất khẩu thanh long

Thứ ba - 17/03/2020 01:30
Thực hiện chủ trương của Chính phủ, Liên minh Hợp tác xã Việt Nam (VCA) tiếp tục Đề án khảo sát, nghiên cứu xây dựng chuỗi trồng, chế biến và xuất khẩu thanh long ở Tiền Giang đến năm 2025. Đề án được triển khai sẽ góp phần phát triển bền vững chuỗi thanh long, tăng năng lực cạnh tranh và mở rộng thị trường xuất khẩu thanh long.
Việc chế biến sản phẩm thanh long chiếm tỷ lệ nhỏ, chủ yếu chuyển sang chế biến tại các địa phương khác có khả năng chế biến sản phẩm cao hơn như Bình Thuận, Long An
Việc chế biến sản phẩm thanh long chiếm tỷ lệ nhỏ, chủ yếu chuyển sang chế biến tại các địa phương khác có khả năng chế biến sản phẩm cao hơn như Bình Thuận, Long An

Chuỗi giá trị còn thấp


Ông Lê Văn Hưởng - Chủ tịch UBND tỉnh Tiền Giang cho biết, toàn tỉnh Tiền Giang có gần 9.140 ha thanh long trồng chuyên canh, diện tích cho sản phẩm 6.585 ha, sản lượng thu hoạch hàng năm đạt gần 199.420 tấn. Toàn tỉnh có hơn 432 ha thanh long được chứng nhận đạt tiêu chuẩn VietGAP, thanh long Chợ Gạo là thương hiệu cây ăn trái nổi tiếng có lợi thế cạnh tranh của tinh Tiền Giang.

Trong những năm qua, Tiền Giang đã đầu tư ứng dụng khoa học kỹ thuật phục vụ vùng chuyên canh, đẩy mạnh sản xuất thanh long theo tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP nâng chất lượng nông sản hàng hóa, mang lại giá trị xuất khẩu cao. Đồng thời, Tiền Giang đã mở rộng mạng lưới thu mua, tiêu thụ thanh long, hình thành các hợp tác xã (HTX) liên kết tiêu thụ nông sản cho nông dân vùng chuyên canh…

Thực tế cho thấy, cây thanh long không chỉ đem lại hiệu quả kinh tế cao, nâng cao thu nhập cho người dân mà còn góp phần chuyển đổi cơ cấu cây trồng trong nông nghiệp và làm thay đổi bộ mặt nông thôn của Tiền Giang.

Tuy nhiên, việc sản xuất và tiêu thụ thanh long của Tiền Giang còn nhiều bất cập, quy mô sản xuất của các HTX còn nhỏ lẻ, hầu hết các HTX tập trung ở khâu sản xuất. Thanh long chủ yếu được sơ chế thủ công, các công đoạn sơ chế chủ yếu là rửa sạch trái bằng nước và ozone, lau sạch trái bằng khăn, phân loại trái, bao trái để tránh tổn thương cơ giới và xếp vào thùng hoặc sọt để xuất đến nơi tiêu thụ.

Bên cạnh đó, hệ thống phân phối thanh long của Tiền Giang hiện nhỏ lẻ, chủ yếu là tiêu thụ theo kênh phân phối truyền thống qua nhiều tầng nấc trung gian… Tính đến nay, Tiền Giang có 74 doanh nghiệp (DN), HTX, cơ sở thu mua thanh long, trong đó, có 40 cơ sở kinh doanh thanh long đầu tư kho lạnh bảo quản với tổng sức chứa gần 6.100 tấn. Đặc biệt, việc chế biến sản phẩm thanh long chiếm tỷ lệ nhỏ, chủ yếu chuyển sang chế biến tại các địa phương khác có khả năng chế biến sản phẩm cao hơn như Bình Thuận, Long An.


Nâng cao chuỗi giá trị thanh long


Ông Nguyễn Ngọc Bảo - Chủ tịch VCA - đánh giá, Tiền Giang có tiềm năng lớn về phát triển vùng trồng, sản xuất, chế biến và xuất khẩu thanh long sang thị trường các nước, đặc biệt là Trung Quốc. Tuy nhiên, xuất khẩu các mặt hàng nông sản nối chung, thành long nói riêng dạng tiểu ngạch trước đây không còn thuận lợi. Hiện thị trường thanh long Trung Quốc bắt đầu áp dụng truy xuất nguồn gốc đảm bảo an toàn thực phẩm theo tiêu chuẩn GAP, đây sẽ là rào cản rất lớn cho thanh long Tiền Giang khi xuất khẩu sang thị trường này.
 
unnamed
Tiền Giang khuyến khích nông dân trồng thanh long theo tiểu chuẩn VietGAP và áp dụng quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt cho vùng đề án
Như vậy, việc xây dựng chuỗi trồng, chế biến và xuất khẩu thanh long đối với các địa phương có diện tích trồng thanh long lớn là rất quan trọng và cần thiết. Thực hiện chủ trương của Chính phủ, Liên minh Hợp tác xã Việt Nam hiện đang khảo sát, nghiên cứu, xây dựng chuỗi trồng, chế biến và xuất khẩu thanh long ở Tiền Giang đến năm 2025

Để xây dựng và thực hiện Đề án thành công và hiệu quả, theo Chủ tịch VCA, Tiền Giang cần tổ chức sản xuất theo mô hình cánh đồng lớn, nâng chất lượng thanh long đạt tiêu chuẩn xuất khẩu, tạo điều kiện thức hiện liên kết chuỗi giá trị với các công ty, tổ hợp tác, HTX. Đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ trong bảo quản, chế biến sau thu hoạch... Đồng thời, khuyến khích nông dân trồng thanh long theo tiểu chuẩn VietGAP và áp dụng quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt cho vùng đề án.

Chủ tịch UBND tỉnh Tiền Giang Lê Văn Hưởng - cho biết, việc xây dựng chuỗi trồng, chế biến và xuất khẩu thanh long là hướng đi tất yếu. Trong thời gian tới, UBND tỉnh Tiền Giang sẽ tập trung đầu tư phát triển bền vững cho vùng thanh long, phấn đấu diện tích thanh long đến năm 2025 theo tiêu chuẩn VietGAP khoảng 2315 ha, nhằm nâng sức cạnh tranh của nông sản hàng hóa… Đặc biệt, thông qua các chính sách đầu tư về vay vốn, Tiền Giang khuyến khích các DN đầu tư xây dựng cơ sở, kho, bãi thu mua, sơ chế, ưu tiên DN ứng dụng công nghệ cao trong chế biến sâu thanh long.

Để tránh phụ thuộc quá nhiều váo thị trường Trung Quốc, đẩy mạnh xuất khẩu nông sản chủ lực của Tiền Giang, thời gian tới, Tiền Giang tiếp tục đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại thị trường trong và ngoài nước có tiềm năng. Đồng thời thúc đẩy cơ hội mua bán, tiêu thụ, qua đó, giúp giải quyết đầu ra cho nông sản hàng hóa nói chung, trái thanh long Tiền Giang nói riêng.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Thành viên liên kết
HTX Tư vấn thiết kế và xây dựng Việt Nam
bcsmart
Liên hiệp HTX Ocop Việt Nam
GMG
ocopshop
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây