Thanh Hóa phát triển hệ thống phân phối thực phẩm an toàn

Thứ ba - 10/03/2020 04:05
Những năm gần đây, công tác bảo đảm an toàn thực phẩm được tỉnh Thanh Hóa quan tâm thực hiện. Nhằm hình thành các chuỗi cung ứng, toàn tỉnh đã chỉ đạo, phát triển 97 vùng sản xuất chuyên canh rau, quả, thực phẩm tập trung, đủ điều kiện an toàn thực phẩm với diện tích hơn 440 ha, 28 cơ sở tham gia chuỗi cung ứng. Hàng năm, các chuỗi sản xuất này cung ứng ra thị trường khoảng 23.000 tấn gạo, 12.000 tấn rau quả, 5.200 tấn thịt, 360.000 quả trứng, 6.500 tấn thủy sản...
Sản xuất an toàn, có chứng nhận xuất xứ, thực phẩm an toàn sẽ có chỗ đứng vững bền tại hệ thống các siêu thị.
Sản xuất an toàn, có chứng nhận xuất xứ, thực phẩm an toàn sẽ có chỗ đứng vững bền tại hệ thống các siêu thị.
Để giúp các sản phẩm tìm được chỗ đứng thị trường, các sở, ngành có liên quan của tỉnh Thanh Hóa đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, HTX, làng nghề tham gia nhiều hội chợ thương mại được tổ chức trong và ngoài tỉnh. Đồng thời, đẩy mạnh các hoạt động kết nối cung cầu giữa các doanh nghiệp, HTX, chủ trang trại, gia trại với các đơn vị phân phối và tiêu thụ nhằm giải quyết đầu ra cho các sản phẩm nông sản, thực phẩm an toàn được sản xuất trên địa bàn. Cùng với hệ thống siêu thị, thực phẩm an toàn còn được cung ứng, phân phối qua việc phát triển mạnh hệ thống các chợ, cửa hàng thực phẩm an toàn trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.

Theo đánh giá của Sở Công Thương tỉnh Thanh Hóa, phát triển hệ thống phân phối thực phẩm an toàn được các sở, ngành, các địa phương quan tâm thực hiện từ năm 2016, việc ban hành thực hiện các chính sách hỗ trợ, hệ thống phân phối thực phẩm an toàn đã có những bước phát triển đáng ghi nhận. Theo thống kê, chỉ tính riêng trong năm 2019, toàn tỉnh Thanh Hóa đã có 129 chợ hoàn thành công bố hợp chuẩn chợ kinh doanh thực phẩm (3 chợ do Sở Công Thương chỉ đạo và 126 chợ do UBND cấp huyện chỉ đạo). Đến nay, toàn tỉnh đã có 164 chợ kinh doanh thực phẩm. Một số địa phương thực hiện tốt công tác xây dựng chợ kinh doanh thực phẩm, như: Huyện Thọ Xuân thực hiện được 24/10 chợ theo kế hoạch, huyện Vĩnh Lộc 9/9 chợ, huyện Nông Cống 8/6 chợ, huyện Như Thanh 6/5 chợ, huyện Triệu Sơn 6/6 chợ, TP Thanh Hóa 17/21 chợ. Hiện nay, Thanh Hóa trở thành tỉnh đi đầu cả nước trong việc nhân rộng các mô hình thí điểm chợ bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm của Bộ Công Thương.
 
an toan thuc pham dip tet 15766615379192105840823 15770671401211813182264 crop 15770671583711333352168
Lực lượng chức năng thường xuyên kiểm tra các cửa hàng an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa

Cùng với hệ thống chợ, cũng trong năm 2019, các địa phương đã hoàn thành phát triển 219 cửa hàng kinh doanh thực phẩm an toàn. Tính từ năm 2016 đến nay, toàn tỉnh Thanh Hóa đã phát triển được 407 cửa hàng. Một số huyện đã quan tâm, chỉ đạo thực hiện có hiệu quả công tác phát triển mô hình này, như: Tĩnh Gia 10/8 cửa hàng theo kế hoạch, Hoằng Hóa 13/10 cửa hàng, Triệu Sơn 10/5 cửa hàng, Nga Sơn 26/30 cửa hàng; Như Thanh 8/3 cửa hàng, Bá Thước 12/7 cửa hàng, Quan Hóa 7/3 cửa hàng...

Tỉnh Thanh Hóa đề ra mục tiêu, đến năm 2020, 50% thực phẩm được tiêu dùng trên địa bàn tỉnh được cung cấp qua các chuỗi liên kết sản xuất, cung ứng thực phẩm an toàn có xác nhận; 100% chợ, cửa hàng thực phẩm an toàn đáp ứng các quy định về an toàn thực phẩm. Theo đó, tạo điều kiện cho các sản phẩm, vùng chuyên canh đáp ứng các tiêu chuẩn về sản xuất, chứng nhận nguồn gốc để đưa các loại thực phẩm an toàn đủ điều kiện phân phối tại các hệ thống siêu thị; đẩy nhanh và xây dựng các mô hình chợ, cửa hàng thực phẩm an toàn, siêu thị mini tại các huyện, thị xã, thành phố. 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Thành viên liên kết
HTX Tư vấn thiết kế và xây dựng Việt Nam
bcsmart
Liên hiệp HTX Ocop Việt Nam
GMG
ocopshop
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây