Các căn shophouse có vị trí đẹp thường có tiềm năng kinh doanh cao và gia tăng giá trị. Những phân tích của CBRE về phân khúc sôi động này.
Theo báo cáo của công ty Đầu tư và Dịch vụ Bất động sản Thương mại hàng đầu của Mỹ - Coldwell Banker Richard Ellis (CBRE), nửa đầu năm 2019, thị trường bất động sản Hà Nội ghi nhận 3.241 căn nhà ở gắn liền với đất được mở bán. Doanh số bán hàng với con số ấn tượng khi đạt gần 3.000 giao dịch, cao hơn 14% so với cả năm 2018.
Có nhiều lý do lý giải vì sao các sản phẩm nhà gắn liền với đất, trong đó có shophouse hấp dẫn nhà đầu tư. Theo Hiệp hội Bất động sản Việt Nam đây là phân khúc có thanh khoản cao, doanh thu từ việc cho thuê mặt bằng của các căn shophouse lên tới 8-12% một năm. Cùng với đó, tâm lý thích sở hữu đất đai, sản phẩm bất động sản gắn liền với đất của người Việt cũng giúp phân khúc này luôn tạo hấp lực lớn với khách hàng.
Theo nhận định giới chuyên gia, một nguyên nhân khác cũng tạo đà cho phân khúc shophouse sôi động, đó là việc thị trường bán lẻ đang trên đà bùng nổ. Việt Nam trong giai đoạn có tinh thần khởi nghiệp rất cao, nhu cầu thuê lại mặt bằng để mở văn phòng và phục vụ nhu cầu kinh doanh ngày càng lớn.
Do đó, giá của phân khúc bất động sản liền thổ có xu hướng gia tăng.Theo CBRE thì biệt thự trung bình thứ cấp đạt 4.075 USD mỗi m2 đấy. Đây là lần đầu tiên giá phân khúc này vượt mốc 4.000 USD sau 2 năm.
Dự án shophouse hưởng lợi
Mới đây Chính phủ đã giao UBND TP Hà Nội chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan nghiên cứu quy hoạch các khu đô thị hiện đại, có hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội đồng bộ trong các khu vực: Đông Anh, Gia Lâm, Yên Viên và Long Biên, hạn chế tối đa việc xây dựng các công trình thấp tầng, góp phần giảm tải khu vực nội đô.
Theo nhìn nhận của các chủ đầu tư, khi quỹ đất tại các quận nội đô ngày càng thu hẹp, số lượng các sản phẩm shophouse tại khu vực nội thành sẽ khan hiếm.
Là quận có tốc độ đô thị hóa nhanh, cơ sở hạ tầng phát triển, và gần phố cổ nhất, nhiều năm qua quận Long Biên trở thành điểm đến của người dân cũng như các doanh nghiệp bất động sản. Trong đó, xu hướng "rời phố qua sông" của một bộ phận dân cư khiến thị trường bất động sản của quận sôi động.
Trong bản đồ quy hoạch phân khu đô thị N10 (thành phố Hà Nội đã phê duyệt), sự xuất hiện của cây cầu Trần Hưng Đạo (dự kiến quy hoạch) nối liền quận Hoàn Kiếm và quận Long Biên đang trở thành lợi thế cho bất động sản Long Biên.