Trong 8 sản phẩm đạt hạng 4 sao, thành phố Phú Quốc có 4 sản phẩm: Mắm ruốc ăn liền Phú Quốc Thanh Quốc Mắm ruốc ăn liền Phú Quốc Thanh Quốc, tiêu xay Phú Quốc Thanh Quốc, tiêu chín ngào đường Phú Quốc Thanh Quốc, tiêu chín Phú Quốc Thanh Quốc (Công ty TNHH Sản xuất và kinh doanh nước mắm Thanh Quốc); thành phố Rạch Giá có 4 sản phẩm: Gạo Điền Tín ST25 lúa tôm, gạo hương sữa Điền Tín R20, gạo Điền Tín R24, gạo Điền Tín R21 - Chim Rơi (Công ty Cổ phần Điền Tín).
Trong 32 sản phẩm đạt hạng 3 sao, huyện An Biên có 14 sản phẩm, gồm: Cá chẽm, cá bống mú (Công ty trách nhiệm hữu hạn Đầu tư nông nghiệp công nghệ cao và năng lượng Biển Tây); vẹm xanh, sò huyết bãi bồi (Hộ kinh doanh Nguyễn Văn Vui); tôm khô Anh Chọn (Hộ kinh doanh Nguyễn Văn Chọn); tôm càng xanh Quỳnh Thư (Hộ kinh doanh Lê Văn Mực); mắm ruốc Phạm A (Hộ kinh doanh mắm ruốc Phạm A); mắm cá đồng tập tàng Ba Bê (Hộ kinh doanh Lê Thị Bê); cua biển Hợp tác xã Thuận Phát (Hợp tác xã Thuận Phát); ba khía muối Dũng Thấm (Hộ kinh doanh Phạm Văn Dũng); dế sữa cấp đông Miệt Thứ 168 (Hộ kinh doanh Miệt Thứ 168); khô cá lóc, khô cá sặc rằn (Hộ kinh doanh Ngọc Viễn); gạo sạch Anh Thoại (Hộ kinh doanh Anh Thoại).
Huyện Tân Hiệp có 5 sản phẩm: Chả thủ, chả bò, chả ngũ sắc, nem nướng, cá bách hoa (Hộ kinh doanh Nguyễn An Thành). Thành phố Phú Quốc có 3 sản phẩm: Nước mắm Phú Quốc Anh Duyệt 43 độ đạm, nước mắm Phú Quốc Anh Duyệt 40 độ đạm (Công ty trách nhiệm hữu hạn sản xuất nước mắm Anh Duyệt); muối tiêu Phú Quốc Thanh Quốc (Công ty trách nhiệm hữu hạn sản xuất và kinh doanh nước mắm Thanh Quốc). Huyện Gò Quao có 3 sản phẩm: Bánh phồng nếp, bánh phồng mì (Hộ kinh doanh bánh phồng Hoàng Gia); khay lục bình (Doanh nghiệp tư nhân Kim Lan).
Các huyện Giang Thành, An Minh và U Minh Thượng cùng có 2 sản phẩm. Cụ thể, sản phẩm khô trâu 3 Phúc và khô bò 3 Phúc của hộ kinh doanh 3 Phúc (Giang Thành); tôm khô miệt thứ và chả cá rô phi miệt thứ của Hợp tác xã dịch vụ tôm, cua, lúa Thuận Phát (An Minh); chả cá thát lát Trung Kiên và cá thát lát muối sả nghệ Trung Kiên của Hộ kinh doanh Trung Kiên (U Minh Thượng). Huyện Kiên Lương có 1 sản phẩm là rượu nho rừng của Hộ kinh doanh Kim Liên.
UBND tỉnh Kiên Giang giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Cơ quan thường trực Chương trình OCOP tỉnh Kiên Giang) có trách nhiệm thực hiện công bố, công khai sản phẩm và trao giấy chứng nhận cho các sản phẩm được công nhận xếp hạng. Đồng thời, hướng dẫn ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, các doanh nghiệp, hợp tác xã và hộ kinh doanh thực hiện việc sử dụng, in, dán nhãn hiệu OCOP và thứ hạng sao lên bao bì sản phẩm được công nhận đúng quy định.
Ông Trần Công Danh, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Phó Chủ tịch Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP Kiên Giang cho biết, trong quá trình xây dựng nông thôn mới, tỉnh đã tập trung nguồn lực từ ngân sách, cùng với lồng ghép các chương trình, dự án để xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, phát triển sản xuất có bước phát triển khá hơn, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, nâng cao đời sống nhân dân. Đến nay, toàn tỉnh có 101/116 xã và 5 huyện đạt chuẩn nông thôn mới/thành phố hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới.
Về chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” và phát triển làng nghề, nghề truyền thống, đến nay tỉnh Kiên Giang đã công nhận được 108 sản phẩm OCOP và có 45 nghề truyền thống, 3 làng nghề, 4 làng nghề truyền thống được công nhận.
Theo kế hoạch phát triển sản phẩm OCOP giai đoạn 2021-2025, trong năm 2022 tỉnh Kiên Giang công nhận từ 50 sản phẩm trở lên và phấn đấu đến năm 2025 công nhận ít nhất 190 sản phẩm OCOP cấp tỉnh đạt hạng 3 sao trở lên. Trong đó, có ít nhất 50% chủ thể OCOP tham gia vào các kênh bán hàng hiện đại như hệ thống siêu thị, cửa hàng tiện lợi, sàn giao dịch thương mại điện tử…
Tác giả bài viết: https://thuongtruong.com.vn/news/kien-giang-co-them-40-san-pham-ocop-duoc-cong-nhan-93147.html
Ngày 10/10/2023
Ngày 06/05/2023
Ngày 31/03/2023
Ngày 31/03/2023
Ngày 31/03/2023