Tiểu thương phần lớn là nông dân chính hiệu, tự trồng rau củ hay phơi tôm cá mang ra chợ bán, không phải mua qua trung gian. Do đó, giá cả thường rẻ hơn những khu chợ khác tại Vị Thanh. Chính vì vậy chợ quê giữa thành phố thì có lẽ chỉ thành phố Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang mới có. Bao quanh bởi chợ phố Vị Thanh bề thế, sầm uất, nhộn nhịp chợ quê Vị Thanh như nét lặng trữ tình, đằm thắm. Chính vì vậy Chợ Vị Thanh được mệnh danh là khu chợ độc đáo bậc nhất vùng sông nước Nam bộ.
Chợ Vị Thanh
Chợ Vị Thanh nằm gần cầu Cái Nhúc, đường Trần Hưng Đạo, phường 1, thành phố Vị Thanh. Chợ họp từ 2 giờ sáng cho đến xế trưa, độ 10 giờ là giải tán. Khuôn viên chợ chừng 700 mét vuông tiếp giáp mặt lộ và mặt sông, ngoài trời, chợ rất bình dị và đơn sơ.
Chợ họp từ 2 giờ sáng cho đến xế trưa, độ 10 giờ
Người bán thường ngồi xổm hoặc kê ghế nhỏ, bày biện hàng hóa trong khoảng hai đến bốn mét vuông quanh mình. Do đó, nơi này còn được gọi bằng cái tên dân dã là chợ “chồm hổm”. Bà con Vị Thanh gọi là chợ đồng quê vì chợ bán toàn sản vật đồng quê.
Chợ còn được gọi bằng cái tên dân dã là chợ “chồm hổm”.
Tiểu thương phần lớn là nông dân chính hiệu, tự trồng rau củ hay phơi tôm cá mang ra chợ bán, không phải mua qua trung gian. Do đó, giá cả thường rẻ hơn những khu chợ khác tại Vị Thanh. Chính vì vậy chợ quê giữa thành phố thì có lẽ chỉ thành phố Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang mới có. Bao quanh bởi chợ phố Vị Thanh bề thế, sầm uất, nhộn nhịp chợ quê Vị Thanh như nét lặng trữ tình, đằm thắm. Chính vì vậy Chợ Vị Thanh được mệnh danh là khu chợ độc đáo bậc nhất vùng sông nước Nam bộ.
Tiểu thương phần lớn là nông dân chính hiệu
Chợ cùng tuổi với thành phố Vị Thanh, năm 2010, khi thị xã Vị Thanh được nâng cấp thành thành phố. Chợ quê, thay lời muốn nói, là mong ước của người dân vùng kênh Xa No (tiếng Khmer là bông điên điển) muốn níu giữ hương đồng gió nội cho phố thị quê nhà.
Chợ quê nên người bán toàn dân nhà quê chính hiệu, mộc mạc, chân chất. Từ ăn mặc tới lời ăn tiếng nói và sự thân thiện. Đi chợ lúc nửa đêm về sáng, khi trời vừa hửng, hay lấp ló bình minh đều có những thú vị riêng. Dù khuya hay sớm, sáng hay trưa người mua cứ tha hồ hỏi giá, săm soi lựa chọn mà không sợ bị lườm nguýt hay đốt phong long như chợ phố.
Chợ bán “của nhà trồng được”
Từ đọt choại, bông súng, bẹn súng, tập tàng, rau dừa cho đến hẹ nước, bồn bồn, lạc tiên… Từ cá lòng tong, rô, sặc, lóc, trê, lươn cho đến rắn, chuột… tạo nên nét đẹp quê của chợ chồm hổm này. Theo kinh nghiệm người dân, muốn mua đồ tươi ngon thì phải đi chợ thật sớm.
Những sản vật đặc trưng của miền sông nước
Ngoài các nông sản, thủy sản thì nhiều loại bánh dân gian đặc sản miền Tây, như: chè, xôi, bánh bò, bánh chuối… cũng được người dân bày bán ở chợ này.
Chợ quê Vị Thanh không chỉ là nơi mua bán, trao đổi hàng hóa, gắn bó mật thiết với đời sống người nông dân, mà còn là nơi sinh hoạt văn hóa cộng đồng mộc mạc, giản dị vô cùng nhưng vẫn mang nét riêng đặc trưng.
Khách mỗi khi có dịp du lịch Miền Tây đi chợ Vị Thanh ở Hậu Giang sẽ thấy thân thương mà ấm áp tình người đến lạ. Khi ra về người nào cũng lỉnh kỉnh tay xách, tay cầm đủ thứ, mang theo cả nghĩa tình của người dân miệt vườn sông nước.
Nguồn:https://thamhiemmekong.com/thong-tin-du-lich-mien-tay/cho-vi-thanh-cho-que-giua-long-thanh-pho.html
Ngày 10/10/2023
Ngày 06/05/2023
Ngày 31/03/2023
Ngày 31/03/2023
Ngày 31/03/2023