Khu vực nông thôn hiện chiếm hơn 60% dân số, nếu tập trung phát triển các khách hàng thuộc phân khúc này chính là đòn bẩy để hoạt động thanh toán không dùng tiền phát triển nhanh trong thời gian tới.
Khoảng 80% các cửa hàng tại chợ trung tâm huyện Đại Từ đều có tấm bảng hướng dẫn quét mã QR để thanh toán. Chỉ với 1 chiếc điện thoại thông minh có cài đặt ứng dụng của nhà mạng hoặc ứng dụng ngân hàng số, mọi người dân đều có thể thanh toán món hàng của mình bằng cách quét mã QR. Với hình thức này, không chỉ người mua mà người bán cũng rất ủng hộ.
Hình thức thanh toán hiện đại đã lan rộng đến nhiều địa phương. (Ảnh minh họa - Ảnh: Báo Đầu tư)
"Nhiều người không có tiền mặt thì quét mã rất là nhanh. Cũng có lúc người ra cây rút tiền nhưng không rút được, ví dụ người ta chỉ mua 20.000 - 30.000 thì người ta quẹt thẻ rất nhanh, không phải trả lại tiền", bà Trần Thị Quyên, tiểu thương chợ Hùng Sơn, Đại Từ, Thái Nguyên, cho biết.
Hiện khu vực chợ Hùng Sơn có hơn 300 tiểu thương tạo mã QR Code phục vụ thanh toán không tiền mặt. Mặc dù mới triển khai từ tháng 4 đến nay, nhưng trung bình 1 tháng có khoảng 3.000 giao dịch với dòng tiền khoảng 3,3 tỷ đồng. Con số này vẫn đang tiếp tục tăng trong thời gian gần đây bởi sự tiện dụng.
"Đa phần tiểu thương ở chợ dùng tiền mặt ít. Khi thanh toán tiền hàng hay mua hàng thì mọi người đều phải dùng bằng tài khoản ngân hàng nên mọi người hết sức ủng hộ", chị Nguyễn Thị Hải Yến. Ban Quản lý Chợ Hùng Sơn, Đại Từ, Thái Nguyên, cho hay.
Thời gian tới, tỉnh Thái Nguyên sẽ tiếp tục tạo điều kiện cho các đơn vị cung cấp dịch vụ và địa phương mở rộng mô hình chợ 4.0 ra các chợ trên quy mô toàn tỉnh. Mục tiêu đặt ra trong năm nay là mỗi huyện sẽ có khoảng 5 chợ triển khai mô hình chợ 4.0.
Nguồn:https://vtv.vn/kinh-te/cho-truyen-thong-thanh-toan-hien-dai-20220821085524141.htm
Ngày 10/10/2023
Ngày 06/05/2023
Ngày 31/03/2023
Ngày 31/03/2023
Ngày 31/03/2023