Ảnh hưởng giá thực phẩm toàn cầu tăng, mặt bằng giá mới đang thiết lập?

Thứ ba - 11/05/2021 21:41
Giá thực phẩm toàn cầu đã liên tục tăng trong các tháng qua lên mức cao nhất kể từ năm 2014 theo Tổ chức Lương thực quốc tế (FAO). Điều này đang tác động mạnh đến giá nguyên liệu sản xuất nhiều mặt hàng tiêu dùng tại Việt Nam và kéo theo làn sóng tăng giá mới.
Chi so FAO
Chi so FAO

Chỉ số giá thực phẩm FAO tiếp tục tăng không ngừng

Chỉ số giá thực phẩm FAO (FFPI) đạt trung bình 120,9 điểm trong tháng 4/2021, tăng 2 điểm (1,7%) so với tháng 3/2021 và cao hơn tới 28,4 điểm (30,8%) so với cùng kỳ. Như vậy đây là tháng tăng điểm thứ 11 liên tiếp của chỉ số này, và đưa FFPI lên chạm mức cao nhất kể từ tháng 5/2014.
 

Chi so FAO
Chỉ số giá thịt FAO đạt trung bình 101,8 điểm trong tháng 4, tăng 1,7 điểm so với mức chỉ số điều chỉnh trong tháng 3.
Trong đó, chỉ số giá ngũ cốc FAO đạt trung bình 125,1 điểm trong tháng 4, tăng 1,5 điểm (1,2%) so với tháng 3, nối lại đà tăng sau 1 tháng giảm điểm vừa qua và cao hơn so với cùng kỳ năm 2020 tới 25,8 điểm (26%). Trong các loại ngũ cốc, nguồn cung ngô nhìn chung đang giảm trong khi nhu cầu tiếp tục tăng mạnh đã đẩy giá ngô lên mức cao hơn so với cùng kỳ năm 2020 tới 66,7% và neo ở mức cao nhất kể từ giữa năm 2013. Giá lúa mỳ mặc dù duy trì ổn định trong tháng 4 nhưng cao hơn 17% so với tháng 4/2020.

Tương tự, chỉ số dầu thực vật FAO đạt trung bình 162 điểm trong tháng 4/2021 tăng 2,9 điểm so với tháng 3, chủ yếu do giá dầu đậu nành, giá dầu hạt cải và giá dầu cọ tăng mạnh.

Với sản phẩm sữa, chỉ số giá sữa FAO đạt trung bình 118,9 điểm trong tháng 4, tăng 1,4 điểm so với tháng 3. Ghi nhận tháng tăng điểm thứ 11 liên tiếp và đưa chỉ số này lên mức cao hơn tới 24,1% so với cùng kỳ năm 2020.

Hay với giá thịt, theo FAO, chỉ số giá thịt FAO đạt trung bình 101,8 điểm trong tháng 4, tăng 1,7 điểm so với mức chỉ số điều chỉnh trong tháng 3 - đánh dấu tháng tăng điểm thứ 7 liên tiếp và đưa chỉ số này lên mức cao hơn 5,1% so với cùng kỳ năm 2020.

Mặt bằng giá mới đang thiết lập

Tại Việt Nam, theo đánh giá của các chuyên gia, chỉ số giá thực phẩm toàn cầu tăng cao được cho là có những tác động nhất định tới thị trường trong nước, kéo nhiều mặt hàng thiết yếu có nguy cơ thiết lập mặt bằng giá mới trong tháng 5/2021.

Phản ánh từ nhiều nhà cung cấp lớn như MM Mega Market, AEON Việt Nam, Saigon Co.op… cho biết họ đã nhận được những thông báo tăng giá đối với các mặt hàng dầu ăn, sữa… Trong đó, với sản phẩm sữa, theo công bố của Bộ Công Thương, Công ty CP Sữa Việt Nam (Vinamilk) là doanh nghiệp gần đây nhất thông báo tăng giá nhiều sản phẩm sữa cho trẻ dưới 6 tuổi, mức tăng trong phạm vi 5%, áp dụng từ ngày 29/4. Ngoài Vinamilk, tính từ đầu năm 2021 đến nay có 3 thông báo tăng giá bán sản phẩm hoặc thông báo giá sản phẩm mới của 2 doanh nghiệp là: Công ty TNHH Mead Johnson Nutrition Việt Nam và Công ty TNHH Friesland Campina Việt Nam.

Tương tự với các sản phẩm sử dụng nguyên liệu từ bột mì như nui, mì… cũng được một số doanh nghiệp dự kiến tăng giá. Ông Lưu Huỳnh - Giám đốc Marketing Công ty TNHH Meizan CLV - cho biết, giá nguyên vật liệu bột mì đã tăng cao thời gian qua, gây áp lực lớn đến giá bán các sản phẩm của hãng. Dự kiến trong tháng 5 này, một số sản phẩm nhóm bột như bột mì, bột chiên xù, bột gia vị của Meizan sẽ tăng giá 10% (tăng thấp hơn so với giá nguyên liệu đầu vào 20%).

Cũng như Meizan, lãnh đạo của Công ty CP Việt Nam Kỹ nghệ Súc Sản (Vissan) thừa nhận, Visan dự kiến từ cuối năm 5 sẽ điều chỉnh tăng ít nhất là 10% cho các mặt hàng thực phẩm chế biến. Lý giải việc tăng giá trong bối cảnh sức cầu còn yếu, thị trường đang ảnh hưởng dịch Covid-19 nặng nề, vị này cho biết, đầu vào của các nguyên liệu sản xuất thực phẩm chế biến đã tăng ít nhất 10-30% trong vòng 1 năm trở lại đây.
Ông Nguyễn Anh Đức - Tổng giám đốc Saigon Co.op:

Từ giữa tháng 4/2021, các hệ thống siêu thị của Saigon Co.op bắt đầu nhận được đề nghị sẽ tăng giá hàng loạt mặt hàng vào tháng 5/2021, trong đó tập trung vào nhóm dầu ăn, sữa, bột dinh dưỡng, mì ăn liền với lý do giá nguyên liệu và chi phí đầu vào tăng. Tuy nhiên tất cả các đề nghị tăng giá của nhà cung cấp sẽ được Saigon Co.op xem xét cẩn trọng, không áp dụng tăng giá ngay mà phải đưa ra lộ trình hợp lý dựa trên độ trễ đặc trưng của từng lô hàng, từng ngành hàng.

Nguồn tin: Báo Công thương

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Thành viên liên kết
HTX Tư vấn thiết kế và xây dựng Việt Nam
bcsmart
Liên hiệp HTX Ocop Việt Nam
GMG
ocopshop
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây