Lễ tưởng niệm ngày "Tam vị đồng thăng"

Thứ tư - 30/12/2020 03:49
Ngày Đức Thánh Chử Đồng Tử cùng Tiên Dung và nàng Tây Nương đã cùng nhau cưỡi hạc trắng bay về trời.
Lễ tưởng niệm ngày "Tam vị đồng thăng"
    Sáng ngày 30/12, tại Đền Hóa Dạ Trạch, chính quyền và nhân dân làng Yên Vĩnh đã long trọng tổ chức Lễ tưởng niệm ngày “Tam Vị Đồng Thăng" và Thành Hoàng Làng. Đây là hoạt động lễ hội tưởng nhớ ngày Đức Thánh Chử Đồng Tử cùng Tiên Dung và nàng Tây Nương đã cùng nhau cưỡi hạc trắng bay về trời sau khi hoàn thành sứ mệnh của mình nơi trần thế. Chủ tịch Liên hiệp HTX VN Lê Thị Hiền, Phó Chủ tịch Nguyễn Kiên Thành, Tổng Giám đốc Lê Quang Trung cùng đại diện các phòng ban của Liên Hiệp đã tham dự lễ tưởng niệm. 
IMG 5441

???? Trong các thư tịch cổ của nước ta đều có ghi chép rõ về Thần Chử Đạo Tổ tức Chử Đồng Tử. Ngài là thương nhân đầu tiên của nước Việt. Trong tâm thức của người Việt, ngài là Thánh tổ của doanh thương, là vị thần linh bảo hộ nghề buôn bán. Hàng năm, vào những ngày lễ tại Đền Hóa Dạ Trạch, Liên hiệp Hợp tác xã Việt nam đều hướng về, góp sức tại nơi ghi dấu ông tổ ngành Chợ - Thương Mại đầu tiên của Việt Nam.   
IMG 5363

???? Đông đảo bà con nhân dân xã Dạ Trạch và khách thập phương đã về dự lễ tưởng niệm, bày tỏ lòng thành kính tới vị Thánh đã có công khai hoang lập làng, khổ độ dân chúng và là dịp để người dân gặp gỡ giao lưu, hướng về cội nguồn.  
IMG 5402


  Ý nghĩa lịch sử ngày "Tam Vị Đồng Thăng": 

    Tương truyền, sau khi kết nghĩa vợ chồng, Tiên Dung và Chử Đồng Tử mở ra bến chợ, lập phố xá rồi cùng dân trong vùng buôn bán. Lâu dần khu chợ ấy trở thành chợ lớn (nay là chợ Thám, còn gọi là chợ Hà Lương).

    Sau này, họ cùng nhau đi bốc thuốc chữa bệnh cho người dân ở khắp mọi nơi và được tôn thờ, nể trọng hết mực với danh xưng đức thánh Chử cùng Tiên Dung công chúa. Trong một lần đi chữa bệnh cho người dân, Chử Đồng Tử và công chúa Tiên Dung bất ngờ gặp một người con gái xinh đẹp đang cắt lúa bên đường, nên bèn tới hỏi chuyện. Thấy nàng có nhan sắc tuyệt trần, bản tính hiền lành mà phong thái đối đáp thông minh, Tiên Dung tỏ ra mến phục và kết nghĩa chị em.

    Theo tài liệu mà cụ Nguyễn Văn Để, thủ từ Đền Hóa cung cấp, được dịch từ bản khắc phả chữ Nho bằng gỗ thị của Nguyễn Hiền dưới thời Lê và bản sao của Ngô Chân Nguyễn Tử năm 1899, thì người con gái "sắc nước hương trời" ấy chính là Hồng Vân công chúa, tên thường gọi là Tây Nương.

    Về chuyện tình tay ba của công chúa Tiên Dung, việc nàng "kết tóc se duyên" cho em gái kết nghĩa Tây Nương cùng phu quân của mình là hoàn toàn tự nguyện. Nàng cho đó là hợp ý trời, lại vừa ý người nên chẳng hề đắn đo, do dự. Từ ấy, họ đã cùng nhau đi khắp muôn nơi để bốc thuốc chữa bệnh cho dân chúng.

    Cũng theo bản phả ghi lại thì cùng năm đó, vua Hùng Duệ Vương, cha của công chúa Tiên Dung bị ốm nặng, không ngự y nào chữa khỏi được. Biết Tây Nương giỏi việc chữa bệnh bằng Đông y, Tiên Dung đã nhờ nàng đóng giả làm bà lang vào cung chữa cho vua cha. Sau khi Hùng Duệ Vương khỏi bệnh, định mang vàng bạc, châu báu ra tạ ơn, nhưng người không nhận mà trở về chung sống với Chử Đồng Tử – Tiên Dung, tiếp tục chữa bệnh cứu người dân nghèo quanh vùng.

   Sau sự kiện đêm ngày 17/11 Tam vị đồng thăng, Duệ Vương đã sa giá về tận nơi để xem xét (khu vực đền Hóa hiện nay). Khi sa giá đến nơi, nhà vua nhìn lên trời thấy có người con gái cưỡi hạc trắng từ phương Tây bay đến, đứng giữ khu trấm (khu vực Trầm (đầm) Nhất dạ), tự xưng là “Tây cung vương nữ, vâng mệnh Chử Đồng Tử – Tiên Dung, đến tạ phụ vương và xin thứ cho tội ‘Phi Tử’ của các con”. Duệ Vương nhận ra đây chính là người chữa khỏi bệnh cho mình trước đây. Nhà vua vô cùng hối hận và xúc động. Duệ Vương đã đặt tên và phong sắc cho Tây Nương là “ Nội trạch Tây cung Tiên nữ – Hồng Vân công chúa”. Để tỏ lòng nhớ ơn công ơn của ba vị dân làng trong vùng và nhiều nơi khác đã lập đền thờ để thờ ba vị.

   Hiện, theo thống kê, rất nhiều làng thuộc các tỉnh nằm ở hạ lưu châu thổ sông Hồng như Hưng Yên, Hà Nội, Hà Nam đều có thờ đức thánh Chử Đồng Tử – Tiên Dung và Hồng Vân công chúa. Nhưng ở Hưng Yên là có nhiều đền nhất với 45 làng cùng thờ. Hằng năm vào ngày 10, 12/2 âm lịch, lễ hội Chử Đồng Tử lại được diễn ra tại các đền Đa Hòa (xã Dạ Trach) và đền thờ Hồng Vân công chúa (xã Đông Tảo, Khoái Châu) để tỏ lòng ghi nhớ công ơn của Tam vị với dân làng quanh vùng, đồng thời cũng để tô đậm thêm thiên tình sử muôn đời của Tam vị đức thánh Chử Đồng Tử – Tiên Dung và Hồng Vân.

Một số hình ảnh ngày Lễ tưởng niệm.
 

IMG 5383
IMG 5356
IMG 5360
IMG 5363
IMG 5366
IMG 5425


 

Nguồn tin: Ban Truyền thông Liên Hiệp Hợp tác xã Việt Nam

 Tags: văn hóa chợ

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Thành viên liên kết
HTX Tư vấn thiết kế và xây dựng Việt Nam
bcsmart
Liên hiệp HTX Ocop Việt Nam
GMG
ocopshop
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây